Ai là người có quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng? Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ được quy định thế nào?
Việc xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng được quy định thế nào?
Theo Điều 23 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm
1. Căn cứ quy mô, tốc độ tăng trưởng, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, Trưởng kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
b) Đảm bảo tính toàn diện: tất cả các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng đều được kiểm toán; các quy trình, đơn vị, bộ phận được đánh giá là có rủi ro thấp nhất cũng phải được kiểm toán ít nhất 03 năm một lần;
c) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu của Ban kiểm soát, hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán;
d) Có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.
3. Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tới phải được gửi cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phải được gửi kế hoạch kiểm toán này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh). Quỹ tín dụng nhân dân chỉ phải gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Theo quy định trên, căn cứ quy mô, tốc độ tăng trưởng, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, Trưởng kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm.
Và kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của tổ chức tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 23 nêu trên.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Ai là người có quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN về phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ như sau:
Phê duyệt chính sách kiểm toán nội bộ, kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Chính sách kiểm toán nội bộ (trừ quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ) được Ban kiểm soát thảo luận với Tổng giám đốc (Giám đốc) và do Trưởng Ban kiểm soát phê duyệt và ký ban hành trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
2. Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ do Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên phê duyệt và ký ban hành trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát.
3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ được Ban kiểm soát thảo luận với Tổng giám đốc (Giám đốc) và do Trưởng Ban kiểm soát phê duyệt trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, chính sách kiểm toán nội bộ, kế hoạch kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (trừ kế hoạch kiểm toán nội bộ quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư này) phải được gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) để biết và theo dõi; Quỹ tín dụng nhân dân chỉ phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Ngân hàng Nhà nước có quyền có ý kiến hoặc yêu cầu sửa đổi nội dung chính sách kiểm toán nội bộ nếu chưa đáp ứng các quy định tại Thông tư này.
Theo đó, kế hoạch kiểm toán nội bộ được Ban kiểm soát thảo luận với Tổng giám đốc (Giám đốc) và do Trưởng Ban kiểm soát phê duyệt trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ như sau:
Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Trưởng kiểm toán nội bộ tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất đặc biệt theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng Thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
2. Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán.
Như vậy, Trưởng kiểm toán nội bộ tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất đặc biệt theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng Thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?