Ai là người có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài?
Ai là người có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài?
Người có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thể, chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
1. Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục đó. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của cơ sở đó.
...
Quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 40 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cho phép thành lập
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông, trừ cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, người có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài khác.
Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể trong trường hợp nào?
Trường hợp giải thể cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thể, chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
...
2. Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật hoặc các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
c) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
d) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định cho phép hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
đ) Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt sau thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
...
Theo đó, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 51 nêu trên.
Thủ tục giải thể cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được quy định thế nào?
Việc giải thể cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo thủ tục được quy định tại khoản 4 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thể, chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
...
4. Thủ tục thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
a) Đối với hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Đối với hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
...
Như vậy, việc giải thể cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo thủ tục được quy định tại khoản 4 Điều 51 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?