Ai là người có thẩm quyền yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành?

Ai là người có thẩm quyền yêu cầu người dịch thuật trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành? Tôi có thắc mắc liên quan tới người phiên dịch mong sớm được giải đáp. Chồng tôi là người Ấn Độ, đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam được hơn 7 năm, tuy nhiên anh ấy lại không thể sử dụng tiếng Việt. Gần đây công việc của anh ấy dính vào một vụ kiện tụng, vì vậy anh ấy phải chuẩn bị những tài liệu cho vụ kiện trên. Trường hợp của chồng tôi khi không sử dụng được tiếng Việt thì sẽ phải có người phiên dịch. Vậy ai là người có thẩm quyền yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật để giúp chồng tôi trong vụ việc trên? Mong sớm được giải đáp.

Người phiên dịch, dịch thuật có vai trò gì trong Tố tụng hình sự?

Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự cụ thể như sau:

Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.

Theo quy định trên thì trong tố tụng hình sự, mọi người có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình mà không quy định là phải dùng tiếng Việt trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của chính dân tộc mình và trong trường hợp này thì người tham gia tố tụng cần phải có người phiên dịch để có thể dịch ngôn ngữ của người tham gia tố tụng sang tiếng Việt.

Ai là người có thẩm quyền yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng hình sự?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật cụ thể như sau:

"Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt."

Dựa vào quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành yêu cầu người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.

Quyền của người phiên dịch, dịch thuật là gì?

Theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người phiên dịch cụ thể như sau:

Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
...
2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người phiên dịch sẽ có 4 quyền được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; quyền được đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật và cuối cùng là quyền được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu người phiên dịch

Yêu cầu người phiên dịch

Nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật là gì?

Theo khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật cụ thể như sau:

Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
...
3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Như vậy, người phiên dịch, dịch thuật cũng có 4 nghĩa vụ tương tự như quyền của người phiên dịch, dịch thuật, cụ thể như người phiên dịch, dịch thuật phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; phiên dịch, dịch thuật trung thực, nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự; giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật và phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ai có quyền thay đổi người phiên dịch, dịch thuật?

Khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thay đổi người phiên dịch, dịch thuật cụ thể như sau:

Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
...
5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.

Theo như quy định của khoản này thì cơ quan yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật sẽ có quyền thay đổi người phiên dịch.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì việc yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật sẽ do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phiên dịch, dịch thuật khi chồng bạn không thể nói được tiếng Việt. Trên đây là một số thông tin và quy định về người phiên dịch, dịch thuật mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Người dịch thuật
Tố tụng hình sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tố tụng hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất? Tổng hợp 21 văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất?
Pháp luật
Văn bản tố tụng hình sự gồm các văn bản nào? Khi nào niêm yết công khai văn bản tố tụng hình sự?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự quyết định trưng cầu giám định phải gửi cho các đối tượng nào? Thời hạn gửi là bao lâu?
Pháp luật
Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
Pháp luật
Người bị tạm giữ có phải là người bị buộc tội? Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự, có được giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi có căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị phạm tội?
Pháp luật
Cơ quan điều tra có phải là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không? Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Tổng hợp 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự? Ai là người có quyền khiếu nại?
Pháp luật
Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải đi đâu trình báo? Cần mang theo những bằng chứng gì và sử dụng những nguồn bằng chứng nào mới đúng quy định pháp luật?
Pháp luật
Thù lao phải trả cho luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là 702.000 đồng/giờ đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người dịch thuật
2,903 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người dịch thuật Tố tụng hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người dịch thuật Xem toàn bộ văn bản về Tố tụng hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào