Ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa? Công ty xuất khẩu lô hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Tôi đang có như cầu tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cho tôi hỏi, ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa? Công ty có hành vi xuất khẩu lô hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của chị A (Tây Ninh).

Ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa?

Ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa?

Ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, quy định về xuất xứ hàng hóa như sau:

Xuất xứ hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.

Theo đó, trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

Công ty xuất khẩu lô hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Theo đó, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Công ty xuất khẩu lô hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền sẽ tùy thuộc vào trị giá tang vật.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

-Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, còn bị tịch thu lô hàng hóa vi phạm hành chính hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

Trong một số trường hợp còn buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định.

Người tiêu dùng có quyền được biết chính xác xuất xứ hàng hóa hay không?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng. Cụ thể:

Quyền của người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, người tiêu dùng có các quyền theo quy định nêu trên. Trong đó, người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác về xuất xứ hàng hóa.

Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảng kê khai chi phí sản xuất có phải nộp lại cho Chi cục Hải quan khi có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ không?
Pháp luật
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào?
Pháp luật
Bắt buộc phải có bảng kê khai chi phí sản xuất trong hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu phải không?
Pháp luật
Trị giá FOB là gì? Công thức tính LVC theo Trị giá FOB? Mẫu Bảng kê LVC theo Thông tư 05 TT BCT?
Pháp luật
Căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì? Căn cứ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?
Pháp luật
Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu theo Hiệp định UKVFTA? Hướng dẫn khai báo xuất xứ?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bảng kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa? Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì?
Pháp luật
Tiêu chí WO là gì? Tổng hợp Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí WO mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu? Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất xứ hàng hóa
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
2,901 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào