Ai là người thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Tổng phụ trách Đội là chức danh gì?
- Ai là người thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Tổng phụ trách Đội là chức danh gì?
- Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khu vực Hồ Chí Minh cần có trình độ đào tạo thế nào?
- Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khu vực Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định?
Ai là người thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Tổng phụ trách Đội là chức danh gì?
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh hay còn gọi tắt là Đội, là một tổ chức cộng sản dành cho thiếu niên nhi đồng (từ 6 tuổi đến 16 tuổi) tại Việt Nam. Đội được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 bởi chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Đội thiếu niên tiền phong được coi là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn.
Dẫn chiếu đến Điều 1 Quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND năm 2014 giải thích về Tổng phụ trách Đội như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Tổng phụ trách Đội là chức danh áp dụng cho giáo viên được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách đội trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở bao gồm trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở) và là người phụ trách tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở.
2. Trợ lý thanh niên là chức danh áp dụng cho công chức công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Tổng phụ trách Đội là chức danh áp dụng cho giáo viên được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách đội trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở bao gồm trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở) và là người phụ trách tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở.
Ai là người thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Tổng phụ trách Đội là chức danh gì? (hình từ internet)
Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khu vực Hồ Chí Minh cần có trình độ đào tạo thế nào?
Tiêu chuẩn Tổng phụ trách Đội được quy định tại Điều 4 Quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND năm 2014 như sau:
Tiêu chuẩn Tổng phụ trách Đội
Giáo viên đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở:
1. Là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các trường có độ tuổi không quá 35 đối với bổ nhiệm lần đầu).
2. Có văn bằng tốt nghiệp tiêu chuẩn hóa sư phạm theo bậc học và tương đương được bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ giảng dạy tại các trường Sư phạm).
3. Có phẩm chất đạo đức tốt, có nhiệt tình và năng khiếu về tổ chức hoạt động xã hội, hiểu biết về Đoàn, Đội, có đủ sức khỏe, biết vận động học sinh, các lực lượng xã hội và mọi người tham gia hỗ trợ công tác Đội, có uy tín đối với đơn vị và tập thể học sinh, đội viên.
4. Đã được đào tạo chức danh Tổng phụ trách tại các trường Đoàn - Đội.
Theo đó, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khu vực Hồ Chí Minh phải có văn bằng tốt nghiệp tiêu chuẩn hóa sư phạm theo bậc học và tương đương được bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ giảng dạy tại các trường Sư phạm).
Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khu vực Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng phụ trách Đội được quy định tại Điều 3 Quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND năm 2014, cụ thể gồm:
(1) Tham mưu cho Hiệu trưởng để quyết định các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
(2) Thiết kế, tổ chức chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của Ngành Giáo dục và Đào tạo và theo chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
(3) Xây dựng và tổ chức hệ thống Chi đội trong nhà trường vững mạnh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Chi đội, Ban Chỉ huy Đội theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
(4) Tự học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do Ngành Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
(5) Tổng phụ trách Đội là thành viên chính thức của Hội đồng trường, tham gia hội nghị liên tịch và các hội đồng xét duyệt có liên quan đến học sinh, đội viên trong nhà trường.
(6) Phối hợp trực tiếp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giải quyết nguyện vọng và quyền lợi của học sinh, đội viên.
(7) Lập kế hoạch về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội theo kế hoạch hàng năm của nhà trường; đề xuất, tham mưu với Hiệu trưởng phân công điều động các lực lượng trong nhà trường hỗ trợ công tác Đội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?