Ai là người tiến hành giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa? Quy trình giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa gồm các bước nào?
- Ai là người tiến hành giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa?
- Quy trình giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa gồm các bước nào?
- Việc tiếp nhận yêu cầu giám định thực hiện như thế nào?
- Thời hạn tối đa trong hoạt động tiến hành giám định tư pháp các sản phẩm văn hóa cho đến khi có kết luận cho người yêu cầu giám định là bao lâu?
Ai là người tiến hành giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa?
Người tiến hành giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm văn hóa là sản phẩm thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa thuộc chuyên ngành phù hợp đã được bổ nhiệm, công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
3. Tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa bao gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Như vậy, người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa thuộc chuyên ngành phù hợp đã được bổ nhiệm, công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Ai là người tiến hành giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa? Quy trình giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa gồm các bước nào? (Hình từ Internet)
Quy trình giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa gồm các bước nào?
Quy trình giám định tư pháp đối với các sản phẩm văn hóa theo quy định từ Điều 4 đến Điều 9 Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BVHTTDL gồm các bước sau:
- Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
- Chuẩn bị thực hiện giám định
- Thực hiện giám định
- Kết luận giám định
- Bàn giao kết luận giám định
- Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Việc tiếp nhận yêu cầu giám định thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL quy định về việc tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa như sau:
- Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
- Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL, cụ thể như sau:
Giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp
1. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật giám định tư pháp.
2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải được lập thành biên bản. Chỉ nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đúng đối tượng và không thuộc diện phải từ chối theo quy định của pháp luật.
Thời hạn tối đa trong hoạt động tiến hành giám định tư pháp các sản phẩm văn hóa cho đến khi có kết luận cho người yêu cầu giám định là bao lâu?
Thời hạn giám định đối với sản phẩm văn hóa tối đa được quy định tại Điều 6a Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BVHTTDL như sau:
Thời hạn giám định
1. Thời hạn giám định tối đa là 02 tháng tính theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định nhưng không được vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở để cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Do đó, theo quy định trên thì thời hạn giám định đối với sản phẩm văn hóa tối đa là 02 tháng
Trường hợp có quyết định của cơ quan trưng cầu giám định, thời hạn giám định có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?