Ai phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ? Làm việc trực tiếp với bức xạ nhân viên bức xạ cần có trách nhiệm như thế nào?
Ai phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ?
Căn cứ Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định chứng chỉ nhân viên bức xạ như sau:
- Người đảm nhiệm một trong các công việc sau đây phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ:
+ Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
+ Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
+ Người phụ trách an toàn;
+ Người phụ trách tẩy xạ;
+ Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
+ Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;
+ Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;
+ Nhân viên vận hành máy gia tốc;
+ Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;
+ Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;
+ Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
+ Người có đủ điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ quy định tại khoản 1 Điều này:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Có trình độ chuyên môn và kiến thức về an toàn phù hợp.
- Người được cấp chứng chỉ quy định tại khoản 1 Điều này phải thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan.
Do đó, anh/chị muốn xin vào công việc nhân viên tẩy xạ bắt buộc phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ.
Ai phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ?
Làm việc trực tiếp với bức xạ nhân viên bức xạ cần có trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm của nhân viên bức xạ như sau:
- Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
+ Thực hiện quy định của pháp luật và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, hướng dẫn về an toàn phù hợp với mỗi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
+ Sử dụng phương tiện theo dõi liều chiếu xạ và phương tiện bảo vệ khi tiến hành công việc bức xạ, khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn; từ chối làm việc khi điều kiện bảo đảm an toàn không đầy đủ, trừ trường hợp tham gia khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
+ Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh trong việc tiến hành công việc bức xạ;
+ Thực hiện biện pháp khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn.
- Người phụ trách an toàn là nhân viên bức xạ có chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
+ Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thực hiện quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 26 của Luật này;
+ Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để tuân thủ các điều kiện về an toàn, an ninh;
+ Thường xuyên liên lạc với các cá nhân, bộ phận lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình; thực hiện tư vấn và hướng dẫn về bảo đảm an toàn; thường xuyên kiểm tra tình trạng an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
+ Báo cáo người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về an toàn, an ninh, khi có sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
+ Lập và lưu giữ hồ sơ liên quan đến an toàn, an ninh.
Trên đây là các trách nhiệm mà nhân viên bức xạ phải thực hiện. Anh/chị có thể tham khảo trước khi trở thành nhân viên tẩy xạ.
Công việc bức xạ được lập hồ sơ an toàn như thế nào?
Theo Điều 29 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định hồ sơ an toàn bức xạ như sau:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, thường xuyên cập nhật, lưu giữ các hồ sơ sau đây:
+ Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
+ Hồ sơ kiểm xạ, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn;
+ Nhật ký và hồ sơ về sự cố trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
+ Hồ sơ đào tạo, hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều chiếu xạ của nhân viên bức xạ;
+ Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trình các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định sau đây:
+ Hồ sơ được chuyển giao cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, khi tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ chấm dứt hoạt động;
+ Hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới, khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới;
+ Hồ sơ quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này được chuyển giao cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới;
+ Hồ sơ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận nhân viên bức xạ, khi nhân viên bức xạ chuyển đi làm việc cho tổ chức, cá nhân mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?