Ai quản lý hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước?
Tái tạo nguồn lợi thủy sản là gì?
Tái tạo nguồn lợi thủy sản được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
Như vậy, tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
Tái tạo nguồn lợi thủy sản là gì? (Hình từ Internet)
Ai quản lý hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước?
Cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước được quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản
1. Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản;
b) Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên;
c) Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu;
d) Quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên địa bàn.
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản.
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước.
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản;
- Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên;
- Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu;
- Quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
Dữ liệu về tái tạo nguồn lợi thủy sản gồm những dữ liệu nào?
Dữ liệu về tái tạo nguồn lợi thủy sản gồm những dữ liệu được quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT, được bổ sung bởi khoản 3, khoản 4 Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau:
1. Dữ liệu về nguồn lợi thủy sản: Thành phần loài (tên thông thường và tên khoa học), mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng, sản lượng khai thác cho phép, đặc điểm sinh học, yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật có liên quan đến nguồn lợi thủy sản, mức độ nguy cấp, quý, hiếm.
2. Dữ liệu về khu bảo tồn biển; khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản: Tên khu, loại hình bảo vệ, cấp quản lý, tọa độ địa lý, tên người đại diện, quyết định thành lập, tổng diện tích, diện tích từng phân khu chức năng, vùng đệm và đối tượng chính được bảo vệ.
3. Dữ liệu khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tên khu, đối tượng chính được bảo vệ, tọa độ địa lý, diện tích và tổ chức được giao quản lý.
4. Dữ liệu về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Địa chỉ, tọa độ địa lý, đối tượng quản lý, tên tổ chức cộng đồng, số quyết định công nhận và giao quyền, số lượng thành viên, số lượng thành viên chia theo nghề, thông tin người đại diện tổ chức cộng đồng.
5. Dữ liệu về khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn: Tên khu vực, phạm vi, tọa độ địa lý, đối tượng chính cần bảo vệ, thời gian cấm khai thác thủy sản.
6. Dữ liệu về đường di cư tự nhiên của loài thủy sản: Tên loài, hướng và thời gian di cư.
7. Dữ liệu về tái tạo nguồn lợi thủy sản: Tên loài được thả tái tạo, thời gian và địa điểm thả, số lượng được thả, giai đoạn phát triển (giống, thương phẩm, bố mẹ), tên tổ chức, cá nhân thả.
8. Dữ liệu về danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
...
Như vậy, dữ liệu về tái tạo nguồn lợi thủy sản gồm những dữ liệu: Tên loài được thả tái tạo, thời gian và địa điểm thả, số lượng được thả, giai đoạn phát triển (giống, thương phẩm, bố mẹ), tên tổ chức, cá nhân thả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?