Ai quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định tại Nghị định 125?
- Ai quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo Nghị định 125?
- Trình tự thực hiện việc đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập?
- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà cơ sở giáo dục mầm non độc lập không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì có bị giải thể không?
Ai quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo Nghị định 125?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:
Đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
c) Người quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Cũng theo quy định trên, cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
- Người quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Ai quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định tại Nghị định 125? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện việc đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập?
Trình tự thực hiện việc đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của cơ sở giáo dục mầm non độc lập, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho cơ sở giáo dục mầm non độc lập về hành vi vi phạm;
(2) Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(3) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ sở giáo dục mầm non độc lập thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở giáo dục mầm non độc lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(4) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát điều kiện thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nếu đáp ứng quy định tại Điều 10 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì quyết định cho phép cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà cơ sở giáo dục mầm non độc lập không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì có bị giải thể không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
3. Hồ sơ:
a) Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:
Minh chứng về việc cơ sở giáo dục mầm non độc lập vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
...
Đối chiếu theo quy định trên, tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
...
2. Nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
...
Như vậy, trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà cơ sở giáo dục mầm non độc lập không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Phổ biến, giáo dục pháp luật phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?