Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
3. Cơ quan hải quan ấn định thuế căn cứ vào: Tên hàng, mã số, số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp; phương pháp tính thuế; hồ sơ hải quan; tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán, dữ liệu điện tử lưu trữ tại doanh nghiệp, dữ liệu điện tử lưu trữ tại cơ quan hải quan, kết quả thanh tra, kiểm tra, kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án kết luận của Toà án, các tài liệu, thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Quản lý thuế.
...
Theo đó, cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào:
- Tên hàng, mã số, số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp;
- Phương pháp tính thuế;
- Hồ sơ hải quan;
- Tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán, dữ liệu điện tử lưu trữ tại doanh nghiệp, dữ liệu điện tử lưu trữ tại cơ quan hải quan, kết quả thanh tra, kiểm tra, kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án kết luận của Toà án, các tài liệu, thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019
Như vậy, việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án.
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án không? (hình từ Internet)
Cơ quan hải quan sẽ ấn định thuế nếu người khai thuế không tự tính được tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019, thì Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây:
- Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
- Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;
- Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
- Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
- Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
- Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
- Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
- Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp thì Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.
Việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện khi nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã được thông quan hoặc giải phóng hàng được quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
4. Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
…
đ) Người khai thuế không chấp hành quyết định kiểm tra thuế, quyết định kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, không chấp hành quyết định thanh tra thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định và cơ quan hải quan có đủ căn cứ ấn định thuế, trừ trường hợp được gia hạn thời hạn kiểm tra thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế.
e) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.
g) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.
h) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp,
i) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp.
…
Theo đó, việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan, giải phóng.
Cơ quan hải quan sẽ ấn định thuế khi người khai thuế không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra, khai báo không đúng trị giá giao dịch, không phản ánh đầy đủ số liệu trên sổ kế toán, không tự tính được số tiền thuế phải nộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các ngày lễ tình yêu trong năm 2025? 1 năm có bao nhiêu ngày lễ tình yêu? Nam nữ bao nhiêu tuổi đủ tuổi kết hôn 2025?
- Tải mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Biên bản thỏa thuận hợp tác là gì?
- Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông 2025 ra sao? Đăng ký tuyển sinh trung học phổ thông thế nào?
- Mẫu công văn thông báo giao hàng chậm, giao hàng hóa muộn dành cho doanh nghiệp mới nhất? Tải mẫu?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là cá nhân nước ngoài mới nhất?