An toàn vệ sinh viên có thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
An toàn vệ sinh viên có thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
An toàn vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, theo quy định, an toàn vệ sinh viên là một trong những đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, cụ thể là nhóm 6.
An toàn vệ sinh viên có thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không? (Hình từ Internet)
Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu đối với an toàn vệ sinh viên là bao lâu?
Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu đối với an toàn vệ sinh viên được quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, theo quy định, tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu đối với an toàn vệ sinh viên ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
An toàn vệ sinh viên có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
Phụ cấp trách nhiệm đối với an toàn vệ sinh viên được quy định tại khoản 5 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
An toàn, vệ sinh viên
...
đ) Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.
5. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
Theo quy định, an toàn vệ sinh viên được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Như vậy, an toàn vệ sinh viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm; mức phụ cấp này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?