Anh trai có quyền khởi kiện xác định lại quan hệ huyết thống giữa bố và người em út hay không? Có được tước đi quyền thừa kế của người em út không?
Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án khi nào?
Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Với quy định nêu trên, chỉ khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người khác để khởi kiện. Người không có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì không có quyền khởi kiện trừ một số trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Theo đó, để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật, một số cơ quan, tổ chức cũng có quyền khởi kiện như:
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tổ chức đại diện tập thể người lao động, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ...
Anh trai có quyền khởi kiện xác định lại quan hệ huyết thống giữa bố và người em út hay không? (Hình từ Internet)
Anh trai có quyền khởi kiện xác định lại quan hệ huyết thống giữa bố và người em út hay không?
Tại khoản 5 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định: "Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình".
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì chỉ những người sau đây mới có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con:
- Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp không có tranh chấp.
- Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp có tranh chấp: Cha, mẹ, con, người giám hộ; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo các quy định vừa viện dẫn, bạn không thuộc các đối tượng có quyền khởi kiện xác định lại quan hệ cha con giữa bố của bạn và người em út .
Có được tước đi quyền thừa kế của người em út khi phát hiện không cùng chung huyết thống hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc xác định cha mẹ như sau:
Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Mặt khác, bạn không thể tước đi quyền thừa kế của người em út vì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Người em út của bạn được pháp luật coi là con chung của bố mẹ bạn, thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản của bố bạn để lại nếu khi qua đời. Bố bạn không để lại di chúc và việc chia di sản thừa kế của ông được giải quyết theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?