Áp dụng Án lệ là áp dụng tương tự pháp luật đúng không? Án lệ được cơ quan nào công bố theo quy định?
Án lệ là gì? Án lệ được cơ quan nào công bố theo quy định?
Án lệ được giải thích tại Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP như sau:
Án lệ
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Theo đó, Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Như vậy, Án lệ do Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Áp dụng Án lệ là áp dụng tương tự pháp luật đúng không? Án lệ được cơ quan nào công bố theo quy định? (hình từ internet)
Áp dụng án lệ là áp dụng tương tự pháp luật đúng không?
Căn cứ Điều 4 Luật Ban hàn văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a và điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì Án lệ không phải là văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam. Cũng chưa có văn bản nào ghi nhận án lệ là hình thức đặc thù của văn bản quy phạm pháp luật.
Án lệ có thể hiểu đơn giản là “văn bản tư pháp” nhằm cụ thể hóa việc giải thích và áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
Theo Quyết định 74/QĐ-TANDTC năm 2012 phê duyệt Đề án “Phát triển án lệ của Toà án nhân dân tối cao” có đề cập như sau:
"Khái niệm luật tương tự hay áp dụng pháp luật tương tự là khái niệm độc lập với khái niệm án lệ, tuy nhiên, đôi khi người ta hiểu khái niệm án lệ theo hướng là việc đưa ra những nguyên tắc, nền tảng cho những vụ việc xảy ra sau này, hay là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc xảy ra trong tương lai. Và khi hiểu án lệ theo hướng này thì người ta thấy nét tương đồng của khái niệm án lệ với các khái niệm áp dụng tương tự pháp luật. Cách hiểu này là chưa chính xác về mặt thuật ngữ."
Theo như quyết định nêu trên trên thì án lệ và áp dụng pháp luật tương tự có nét tương đồng, tuy nhiên thuật ngữ trên là hai khái niệm độc lập với nhau.
Án lệ được xem xét thông qua trong những trường hợp nào? Nội dung công bố Án lệ quy định ra sao?
Việc thông qua án lệ được quy định tại Điều 6 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP như sau:
Thông qua án lệ
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ.
2. Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này;
b) Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất;
c) Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất;
d) Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
3. Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
4. Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.
Như vậy, Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này;
- Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất;
- Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất;
- Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP có quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quyết định công bố án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.
Nội dung công bố Án lệ bao gồm:
- Số, tên án lệ;
- Số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ;
- Tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ;
- Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ;
- Từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ;
- Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ;
- Nội dung của án lệ.
Lưu ý: Án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và được đưa vào Tuyển tập án lệ để xuất bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?