Có được áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải đối với đối tượng có hành vi chống đối, không hợp tác không?
Áp giải, dẫn giải được sử dụng với đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì biện pháp áp giải, dẫn giải được sử dụng với các đối tượng bao gồm:
1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
- Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
- Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Biện pháp áp giải, dẫn giải
Ai có thẩm quyền được ra quyết định sử dụng biện pháp áp giải, dẫn giải?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền được ra quyết định sử dụng biện pháp áp giải, dẫn giải cụ thể như sau:
"Điều 127. Áp giải, dẫn giải
...
3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải."
Thủ tục ra quyết định biện pháp áp giải, dẫn giải
Tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thủ tục ra quyết định biện pháp áp giải, dẫn giải được quy định cụ thể như sau:
"Điều 127. Áp giải, dẫn giải
...
4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
5. Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.
6. Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế."
Có được áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải đối với đối tượng chống đối, không hợp tác không?
Về vấn đề có được áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải đối với đối tượng chống đối, không hợp tác không thì trước tiên sẽ phân chia ra hai phần: thứ nhất là áp dụng biện pháp dẫn giải và thứ hai là sử dụng còng số tám.
Việc áp dụng biện pháp dẫn giải. Điểm c khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:
"Điều 127. Áp giải, dẫn giải
...
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
...
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan".
Như vậy, trong trường hợp này anh có thể áp dụng biện pháp dẫn giải theo quy định trên.
Vấn đề sử dụng khóa số tám. Theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì khóa số tám hay còn gọi là còng số 8 là một trong các công cụ hỗ trợ. Và việc sử dụng công cụ hỗ trợ này chỉ được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 61 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Cụ thể:
"Điều 61. Sử dụng công cụ hỗ trợ
1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
c) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
d) Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;
đ) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
2. Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã tuân thủ quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật."
Như vậy, tùy trường hợp cụ thể mà sẽ sử dụng còng số tám. Và thông thường đối với trường hợp này, nếu người vi phạm không có biểu hiện chống đối thì không được sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?