Axit xyanhydric là gì? Axit xyanhydric có lợi hay có hại? Axit xyanhydric có phải là hóa chất cấm hay không?
Axit xyanhydric là gì? Axit xyanhydric có lợi hay có hại?
Axit xyanhydric được quy định tại Chương I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua do Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT như sau:
MỞ ĐẦU
Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Như vậy, Axit xyanhydric là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người.
Tuy nhiên, loại axit này cũng có ích trong đợi sống. Cụ thể là:
(1) Các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
(2) Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Axit xyanhydric là gì? Axit xyanhydric có lợi hay có hại? (hình từ internet)
Axit xyanhydric có phải là hóa chất cấm hay không?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định về danh mục các chất cấm như sau:
Hóa chất cấm
1. Danh mục hóa chất cấm được ban hành tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật hóa chất và quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, tại Điều 19 Luật Hóa chất 2007 quy định về hóa chất cấm như sau:
Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
1. Hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định.
2. Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
...
Như vậy, đối chiếu theo phụ lục ban hành tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì Axit xyanhydric không phải là hóa chất cấm.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân có thể tự do kinh doanh Axit xyanhydric. Tuy nhiên, khi kinh doanh chất này, cá nhân kinh doanh cần tuân thủ các quy định của Luật Hóa chất 2007, Nghị định 113/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Người có hành vi đầu độc bằng Axit xyanhydric có thể nhận mức án tù chung thân theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tùy vào mức độ phạm tội khác nhau, hành vi đầu độc bằng Axit xyanhydric gây chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tù chung thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?