Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có được khám chữa bệnh cho người khác không?
- Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có được khám chữa bệnh cho người khác không?
- Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ khám chữa bệnh cho người khác vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ khám chữa bệnh mà vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có được khám chữa bệnh cho người khác không?
Căn cứ Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật thì không được khám chữa bệnh cho người khác.
Như vậy, nếu lý do dẫn đến việc bác sĩ phải thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật thì mới không được khám chữa bệnh cho người khác.
Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có được khám chữa bệnh cho người khác không? (Hình từ Internet)
Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ khám chữa bệnh cho người khác vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm c khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ khám chữa bệnh cho người khác vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ khám chữa bệnh mà vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Căn cứ Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ khám chữa bệnh mà vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" với mức phạt tù từ 01 năm đến 12 năm.
Ngoài ra, bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ khám chữa bệnh mà vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho bệnh nhân theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015:
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ khám chữa bệnh mà vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho bệnh nhân, gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Chi phí và thiệt hại khác do luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?