Bác sĩ được từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp bệnh nhân muốn khám chữa bệnh theo phương pháp không phù hợp với chuyên môn không?
- Bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh nếu bệnh nhân muốn khám chữa bệnh theo phương pháp không phù hợp với chuyên môn không? Quyền từ chối khám, chữa bệnh quy định thế nào?
- Trường hợp nào người đại diện sẽ được quyết định tới phương pháp khám chữa bệnh đối với người bệnh?
- Bác sĩ có bắt buộc phải chữa bệnh cho người mắc bệnh trầm cảm có ý định hoặc có hành vi tự sát hay không?
Bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh nếu bệnh nhân muốn khám chữa bệnh theo phương pháp không phù hợp với chuyên môn không? Quyền từ chối khám, chữa bệnh quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Theo đó, bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của bản thân. Tuy nhiên bác sĩ phải giới thiệu người bệnh qua những người hành nghề hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh khác.
Trong thời gian bệnh nhân chờ được chuyển nơi khám chữa bệnh thì vẫn phải chăm sóc, sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân cho đến khi họ được tiếp nhận hoặc được chuyển cơ sở khám, chữa bệnh.
Trường hợp 2: Việc khám, chữa bệnh là trái với pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Trường hợp 3: Bệnh nhân hoặc người thân của bệnh nhân có hành vi xâm phạm tới thân thể, sức khỏe và tính mạng của người hành nghề trong thời gian làm nhiệm vụ. Trừ trường hợp bệnh nhân hoặc thân nhân mắc bệnh tâm thần/các bệnh khác mà không thể tự làm chủ và nhận thức được hành vi của mình.
Trường hợp 4: Bệnh nhân yêu cầu khám, chữa bệnh theo phương pháp không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ.
Trường hợp 5: Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định của bác sĩ trong việc khám, chữa bệnh dù đã được bác sĩ tư vấn, vận động thuyết phục nhưng vẫn không chịu chấp hành, gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe người bệnh.
Như vậy, bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp bệnh nhân muốn khám chữa bệnh theo phương pháp không phù hợp với chuyên môn của bác sĩ theo quy định.
Bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp bệnh nhân muốn khám chữa bệnh theo phương pháp không phù hợp với chuyên môn không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào người đại diện sẽ được quyết định tới phương pháp khám chữa bệnh đối với người bệnh?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 các trường hợp người đại diện sẽ được quyết định tới phương pháp khám chữa bệnh đối với người bệnh gồm:
- Người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó không có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì sẽ theo quyết định của người đại diện.
- Người bệnh là người chưa thành niên.
Và, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, người đại diện của người bệnh phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Cụ thể:
- Là người do người bệnh là người thành niên lựa chọn.
- Là người do thành viên trong gia đình bệnh nhân lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự dẫn đến không thể tự lựa chọn được người đại diện.
- Người đại diện theo ủy quyền và theo pháp luật của người bệnh.
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công chịu trách nhiệm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý người bệnh.
- Người tự nguyện thực hiện nghĩa vụ chăm sóc người bệnh.
Lưu ý: Quyền lựa chọn phương pháp khám chữa bệnh đối với người bệnh không được thực hiện nếu không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật (Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023).
Bác sĩ có bắt buộc phải chữa bệnh cho người mắc bệnh trầm cảm có ý định hoặc có hành vi tự sát hay không?
Theo quy định tại Điều 93 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, nếu phát hiện ra người có ý định hoặc có hành vi tự sát, người bị mắc bệnh tâm thần trong trạng thái kích động gây hại cho bản thân và mọi người xung quanh thì cần phải đưa người đó đến các cơ sở khám, chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị.
Theo đó, nếu xét thấy tình trạng người bệnh bắt buộc phải được khám chữa tại các cơ sở, tổ chức y tế, cơ sở y tế đó phải có trách nhiệm điều trị hoặc điều chuyển đến nơi khám, chữa bệnh tâm thần để điều trị.
Đồng thời, cơ sở y tế đó cũng phải thông báo đến cho thân nhân người bệnh để phối hợp quản lý và chăm sóc cho người bệnh.
Trong trường hợp không có người thân hoặc thân nhân từ chối tiếp nhận thì lập hồ sơ đề nghị lên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp quản lý, chăm sóc người bệnh, giải quyết các trường hợp theo chế độ bảo trợ xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?