Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân hay không?
- Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân không?
- Bệnh nhân có thể yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh bố trí người hành nghề có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà bệnh nhân đó đang sử dụng không?
- Người nước ngoài hành nghề bác sĩ có phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng trong khám chữa bệnh không?
Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
Theo đó, người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
- Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định khác của pháp luật;
- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
Như vậy, bác sĩ là người Anh thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân không? (Nguồn: Internet)
Bệnh nhân có thể yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh bố trí người hành nghề có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà bệnh nhân đó đang sử dụng không?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định:
Sử dụng ngôn ngữ đối với người nước ngoài, đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam
1. Người nước ngoài tại Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ khi khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu về ngôn ngữ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bố trí người hành nghề hoặc người phiên dịch có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà người bệnh đó sử dụng.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể bố trí được thì người bệnh phải tự bố trí người phiên dịch và tự chịu trách nhiệm về nội dung phiên dịch.
2. Đối với người nước ngoài, đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tình trạng cấp cứu nhưng vẫn có thể tự giao tiếp và không có người đại diện:
a) Trường hợp tại thời điểm cấp cứu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có người hành nghề sử dụng ngôn ngữ của người bệnh hoặc không có người phiên dịch mà chỉ có nhân viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ của người bệnh thì được sử dụng nhân viên đó để hỗ trợ việc khám bệnh, chữa bệnh. Nhân viên thực hiện việc phiên dịch không phải chịu trách nhiệm về kết quả phiên dịch;
b) Trường hợp tại thời điểm cấp cứu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có người hành nghề, không có người phiên dịch hoặc không có nhân viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà người bệnh sử dụng được thì việc khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, người nước ngoài tại Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ khi khám chữa bệnh có thể yêu cầu với cơ sở khám chữa bệnh bố trí người hành nghề hoặc người phiên dịch có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà người bệnh đó sử dụng.
Như vậy, bệnh nhân đủ điều kiện theo quy định pháp luật có thể yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh bố trí người hành nghề có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà bệnh nhân đó đang sử dụng thực hiện khám chữa bệnh.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể bố trí được thì người bệnh phải tự bố trí người phiên dịch và tự chịu trách nhiệm về nội dung phiên dịch.
Người nước ngoài hành nghề bác sĩ có phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng trong khám chữa bệnh không?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định:
Nội dung đăng ký hành nghề
1. Nội dung đăng ký hành nghề:
a) Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề;
b) Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện;
c) Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
d) Thời gian hành nghề;
đ) Phạm vi hành nghề;
e) Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng trong khám chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?