Bấc thấm thoát nước là gì? Bấc thấm thoát nước được dùng để gia cố nền đất yếu cho những loại công trình nào?
Bấc thấm thoát nước là gì?
Bấc thấm thoát nước được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9355:2012 về Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này có sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Bấc thấm (Prefabricated)
Vật thoát nước chế tạo sẵn gồm lõi bằng polypropylene, có tiết diện dạng băng hoặc tròn, bên ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải địa kĩ thuật không dệt tạo thành từ các sợi gắn kết bằng biện pháp cơ học, hóa học hoặc gia nhiệt.
3.2
Bấc thấm dạng băng (Band prefabricated)
Bấc thấm dạng băng thường có chiều rộng 100 mm, dày từ 2 mm đến 10 mm lõi có dạng máng, dạng bản hoặc lưới chéo và cuốn thành cuộn có tổng chiều dài hàng trăm mét.
3.3
Bấc thấm dạng tròn (Rolled prefabricated)
Lõi bấc thấm tròn là ống có gờ, thân có lỗ, đường kính ngoài của lõi 50 mm, đường kính trong 45 mm, có khả năng chống bẹp, chống lão hóa, chịu được va đập và lực kéo.
...
Như vậy, theo quy định, bấc thấm thoát nước là vật thoát nước chế tạo sẵn gồm lõi bằng polypropylene, có tiết diện dạng băng hoặc tròn, bên ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải địa kĩ thuật không dệt tạo thành từ các sợi gắn kết bằng biện pháp cơ học, hóa học hoặc gia nhiệt.
Bấc thấm thoát nước là gì? (Hình từ Internet)
Bấc thấm thoát nước được dùng để gia cố nền đất yếu cho những loại công trình nào?
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9355:2012 về Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước thì bấc thấm thoát nước được dùng để gia cố nền đất yếu cho các loại công trình sau đây:
- Xây dựng nền đường trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết và tăng nhanh cường độ của đất yếu để đảm bảo ổn định nền đắp và hạn chế độ lún trước khi làm kết cấu áo đường;
- Tôn nền trên đất yếu để làm mặt bằng chứa vật liệu, để xây dựng các kho chứa một tầng, để xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp loại nhỏ có tải trọng phân bố trên diện rộng (sau khi nền đã lún đến ổn định).
Việc gia tải trước (đến trị số bằng hoặc lớn hơn cường độ tải trọng công trình tác dụng lên nền) được khuyến nghị áp dụng trong mọi trường hợp khả thi.
Lưu ý: Khi sử dụng bấc thấm phải chú ý:
- Sự phá vỡ kết cấu đất khi thi công. Sự phá hỏng kết cấu này làm tăng tổng độ lún và làm giảm sức kháng cắt của đất;
- Phạm vi chiều sâu thực sự có hiệu quả của bấc thấm;
- Giá trị tải trọng nén trước để việc thoát nước lỗ rỗng và cố kết đất có hiệu quả.
Việc kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công bấc thấm thoát nước dùng để gia cố nền đất yếu được quy định thế nào?
Việc kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công bấc thấm thoát nước được quy định tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9355:2012 về Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước như sau:
Kiểm tra và nghiệm thu công trình
...
7.3 Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công bấc thấm
7.3.1 Máy cắm bấc thấm phải đủ năng lực làm việc theo yêu cầu của thiết kế
7.3.2 Kiểm tra kích thước các đầu neo, ghim thép và các thao tác thử dụng cụ ghim thép (mỗi ca máy kiểm tra một lần).
7.3.3 Trong quá trình thi công bấc thấm, đối với mỗi lần cắm bấc thấm đều phải kiểm tra các nội dung sau:
- Vị trí cắm bấc thấm không được sai với thiết kế quá 15 cm;
- Bấc thấm phải cắm thẳng đứng, không được lệch quá 5 cm so với chiều thẳng đứng;
- Chiều dài bấc thấm không được sai với chiều dài thiết kế quá 1 %;
- Đầu bấc thấm nhô lên mặt đệm cát tối thiểu là 20 cm, tối đa là 25 cm;
7.3.4 Thi công xong bấc thấm phải có biên bản và bản vẽ hoàn công theo quy định.
7.4 Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công vải địa kỹ thuật
- Vải địa kĩ thuật phải đạt các thông số ghi ở 5.4;
- Lô hàng nhập phải có chứng chỉ xuất xưởng về chất lượng kèm theo. Khối lượng kiểm tra trung bình 10 000 m² thí nghiệm một mẫu hoặc khi thay đổi lô hàng nhập;
- Vải địa kỹ thuật phải rải đúng vị trí thiết kế, thi công cẩn thận, không được làm rách làm thủng.
7.5 Kiểm tra nghiệm thu các thiết bị quan trắc
- Các thiết bị quan trắc như mốc chuẩn, mốc dẫn, mốc đo lún, mốc đo chuyển vị ngang, thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng phải bảo đảm đúng chất lượng quy định;
- Những tài liệu kết quả quan trắc phải thực hiện đúng theo yêu cầu thiết kế.
...
Như vậy, việc kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công bấc thấm thoát nước dùng để gia cố nền đất yếu được quy định như sau:
- Máy cắm bấc thấm phải đủ năng lực làm việc theo yêu cầu của thiết kế
- Kiểm tra kích thước các đầu neo, ghim thép và các thao tác thử dụng cụ ghim thép (mỗi ca máy kiểm tra một lần).
- Trong quá trình thi công bấc thấm, đối với mỗi lần cắm bấc thấm đều phải kiểm tra các nội dung sau:
+ Vị trí cắm bấc thấm không được sai với thiết kế quá 15 cm;
+ Bấc thấm phải cắm thẳng đứng, không được lệch quá 5 cm so với chiều thẳng đứng;
+ Chiều dài bấc thấm không được sai với chiều dài thiết kế quá 1 %;
+ Đầu bấc thấm nhô lên mặt đệm cát tối thiểu là 20 cm, tối đa là 25 cm;
- Thi công xong bấc thấm phải có biên bản và bản vẽ hoàn công theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?