Bác tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tự ý chiếm giữ và định đoạt tài sản mình nhặt được hay không?
Tội chiếm giữ trái phép tài sản được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự 2015?
Về lý thuyết, chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản mà mình được giao nhầm hoặc tài sản mình tìm được, bắt được, nhặt được,… mà không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.
Xét về tính chất, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng giống như hành vi chiếm đoạt tài sản. Điểm khác nhau giữa hai hành vi này là đối tượng của hành vi phạm tội - đối tượng của hành vi chiếm giữ là tài sản đang trong tình trạng không có người quản lý như tài sản bị giao nhầm, bị bỏ quên, bị đánh rơi còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lý.
Tội chiếm giữ trái phép tài sản được quy định cụ thể ở Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Tự ý chiếm giữ tài sản
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ tài sản trái phép
* Mặt khách quan:
- Là hành vi chiếm giữ tài sản không phải là của mình một cách trái phép bằng các hành vi cụ thể sau đây:
+ Không trao trả lại tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản đó mà tự ý chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt về tài sản đó.
+ Không giao, nộp lại cho cơ quan chức năng có trách nhiệm (công an hoặc chính quyền địa phương, nơi mà tài sản được tìm thấy, bắt được) về tài sản mà mình nhặt được, tìm được, bắt được,… mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt về tài sản đó.
=> Hậu quả của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản bị giao nhầm, bị mất, bị rơi không thu hồi được.
* Mặt chủ quan:
- Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
- Người phạm tội nhân thức rõ hậu quả xâm phạm đến quyền tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra hoặc tuy không mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc để hậu quả xảy ra.
- Mục đích của người phạm tội là mong muốn giữ bằng được tài sản do bị giao nhầm, tìm được hoặc bắt được.
* Chủ thể:
- Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
* Khách thể:
- Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là quyền sở hữu tài sản của con người.
Trường hợp trên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản không?
Việc bác của bạn có hành vi tự ý chiếm giữ con bò của mình mà không giao nộp cho cơ quan chức năng và còn có hành vi tự ý định đoạt tài sản (đem con bò đi bán) là đã có dấu hiệu phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tuy nhiên, bạn không nêu rõ giá trị của con bò là bao nhiêu nên sẽ có hai trường hợp xảy ra.
Trường hợp thứ nhất: giá trị của con bò dưới 10.000.000 đồng thì bác của bạn có tính chất chiếm giữ trái phép tài sản nhưng không đủ cấu thành tội phạm theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Trường hợp thứ hai: giá trị của con bò từ 10.000.000 đồng trở lên thì bác của bạn đã cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do mình gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?