Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là gì? Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi nghiêm cấm các hoạt động nào?
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là gì?
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là vùng đất, đá nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước.
Theo đó, bãi cạn lúc chìm lúc nổi là vùng đất, đá nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước.
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là gì? (Hình từ Internet)
Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi nghiêm cấm các hoạt động nào?
Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi nghiêm cấm các hoạt động được quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và khoản 11 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật.
2. Vi phạm quy hoạch không gian biển quốc gia, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.
3. Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 của Luật này.
5. Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.
6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.
7. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 41 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
...
4. Đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;
c) Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;
d) Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.
5. Các hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này được phép thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;
b) Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;
c) Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;
d) Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Theo đó, khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi nghiêm cấm các hoạt động sau:
- Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
- Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;
- Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;
- Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
...
2. Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chất lượng đất;
c) Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi quần đảo, đảo;
d) Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật; mang thực vật hoang dã ra khỏi quần đảo, đảo;
đ) Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo; chăn thả gia súc, đưa sinh vật ngoại lai lên quần đảo, đảo;
e) Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Theo đó, việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?