Bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được bao nhiêu người chấm để cho ra kết quả cuối cùng?
- Bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được bao nhiêu người chấm để cho ra kết quả cuối cùng?
- Việc niêm phong bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc kiểm tra hay sau khi đã chấm điểm xong cho bài kiểm tra?
- Việc giám sát hoạt động của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được bao nhiêu người chấm để cho ra kết quả cuối cùng?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về việc chấm điểm kiểm tra như sau:
Chấm điểm kiểm tra
1. Mỗi bài kiểm tra do 02 thành viên Ban Chấm thi chấm và cho điểm độc lập. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 100.
Điểm của bài kiểm tra là trung bình cộng số điểm mà 02 thành viên chấm thi đã chấm. Trong trường hợp 02 thành viên chấm thi cho điểm chênh lệch nhau từ 10 điểm trở lên thì Trưởng Ban Chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba vào bài kiểm tra của thí sinh; điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài kiểm tra.
2. Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc chấm điểm, Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho Sở Tư pháp nơi có thí sinh tham dự kỳ kiểm tra, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Theo quy định thì mỗi bài kiểm tra do 02 thành viên Ban Chấm thi chấm và cho điểm độc lập. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 100. Điểm của bài kiểm tra là trung bình cộng số điểm mà 02 thành viên chấm thi đã chấm.
Trong trường hợp 02 thành viên chấm thi cho điểm chênh lệch nhau từ 10 điểm trở lên thì Trưởng Ban Chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba vào bài kiểm tra của thí sinh; điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài kiểm tra.
Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
Như vậy có thể hiểu mỗi bài kiểm tra sẽ được 02 người chấm để cho ra kết quả cuối cùng.
Bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được chấm điểm bao nhiêu lần để cho ra kết quả cuối cùng? (Hình từ Internet)
Việc niêm phong bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc kiểm tra hay sau khi đã chấm điểm xong cho bài kiểm tra?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về việc niêm phong bài kiểm tra như sau:
Quản lý bài kiểm tra, phiếu chấm điểm kiểm tra và hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra
1. Bài kiểm tra phải được niêm phong ngay sau khi kết thúc kiểm tra; phách, phiếu chấm điểm kiểm tra và các tài liệu liên quan phải được niêm phong vào cuối mỗi ngày làm việc hoặc ngay sau khi kết thúc việc đánh mã phách, ghi phách, rọc phách, ghép phách, chấm điểm bài kiểm tra, lên điểm bài kiểm tra.
2. Bài kiểm tra, phiếu chấm điểm kiểm tra và hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra được lưu giữ trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày tổ chức kiểm tra.
Như vậy, có thể hiểu việc niên phong sẽ được tiến hành ngay sau khi kết thức kiểm tra.
Sau đó, khi tiến hành tiến hành chấm điểm thì phách, phiếu chấm điểm kiểm tra và các tài liệu liên quan sẽ được tiếp tục niêm phong vào cuối mỗi ngày làm việc hoặc ngay sau khi kết thúc việc đánh mã phách, ghi phách, rọc phách, ghép phách, chấm điểm bài kiểm tra, lên điểm bài kiểm tra.
Việc giám sát hoạt động của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về Ban giám sát như sau:
Ban Giám sát
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Ban Giám sát theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp. Ban Giám sát gồm Trưởng Ban và từ 01 đến 02 thành viên. Thành viên Ban Giám sát không đồng thời là thành viên của Hội đồng kiểm tra và các Ban của Hội đồng kiểm tra.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát:
a) Giám sát việc tổ chức kiểm tra;
b) Phát hiện và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm nội quy kỳ kiểm tra;
c) Đề nghị Hội đồng kiểm tra có biện pháp bảo đảm kỳ kiểm tra diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy định của Thông tư này.
3. Nội dung giám sát:
a) Giám sát việc thực hiện các quy định về kiểm tra, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra và các Ban của Hội đồng kiểm tra;
b) Giám sát việc tổ chức kỳ kiểm tra;
c) Giám sát việc thực hiện các quy định của Hội đồng kiểm tra và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm tra.
4. Ban Giám sát báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về hoạt động giám sát của mình và kết quả giám sát sau mỗi kỳ kiểm tra.
Theo đó, việc giám sát Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ do Ban Giám sát thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Ban Giám sát theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp.
Ban Giám sát gồm Trưởng Ban và từ 01 đến 02 thành viên. Thành viên Ban Giám sát không đồng thời là thành viên của Hội đồng kiểm tra và các Ban của Hội đồng kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?