Bản án sơ thẩm vụ án hình sự phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai thì ai thực hiện sửa chữa, bổ sung?
- Trong thời hạn 10 ngày thì Tòa án phải giao bản án sơ thẩm vụ án hình sự cho những ai?
- Kiểm sát viên có cần phải thực kiện kiểm sát việc giao bản án sơ thẩm vụ án hình sự không?
- Bản án sơ thẩm vụ án hình sự phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai thì ai thực hiện sửa chữa, bổ sung?
Trong thời hạn 10 ngày thì Tòa án phải giao bản án sơ thẩm vụ án hình sự cho những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Giao, gửi bản án
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập; cấp bản sao bản án hoặc trích lục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên, bản án phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
Tòa án cấp sơ thẩm gửi bản án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án sơ thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
...
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày thì Tòa án phải giao bản án sơ thẩm vụ án hình sự cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa.
Giao bản án sơ thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên có cần phải thực kiện kiểm sát việc giao bản án sơ thẩm vụ án hình sự không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án
1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc giao bản án, quyết định của Tòa án và việc gửi hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm phát hiện những sai sót và vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án, quyết định, kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành kiến nghị, kháng nghị. Kiểm sát viên kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án bằng phiếu kiểm sát bản án. Kiểm sát viên chú ý kiểm sát việc giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo Điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Việc sao gửi bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật cho Viện kiểm sát cấp trên để kiểm sát, xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện tới Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh biết bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật;
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh tới Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Viện kiểm sát quân sự khu vực gửi bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cùng cấp tới Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Theo đó, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự phải kiểm sát chặt chẽ việc giao bản án sơ thẩm của Tòa án theo quy định.
Bản án sơ thẩm vụ án hình sự phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai thì ai thực hiện sửa chữa, bổ sung?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 261 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Sửa chữa, bổ sung bản án
1. Không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai.
Việc sửa chữa, bổ sung bản án không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Việc sửa chữa, bổ sung bản án được thể hiện bằng văn bản và giao ngay cho những người được quy định tại Điều 262 của Bộ luật này.
2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.
Theo đó, bản án sơ thẩm vụ án hình sự phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án sơ thẩm thực hiện sửa chữa, bổ sung.
Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?