Bản cam kết là gì? Tải về mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học đối với học sinh THCS, THPT?
Bản cam kết là gì? Tải về mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học đối với học sinh THCS, THPT?
Bản cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học là văn bản do học sinh lập ra, cam kết với nhà trường về việc tuân thủ quy định không dùng điện thoại di động trong giờ học.
Bản cam kết này thể hiện sự tự giác và trách nhiệm của học sinh trong việc giữ tập trung học tập, tránh xao lãng và đảm bảo môi trường học tập nghiêm túc. Nếu học sinh vi phạm cam kết, họ sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo quy định của nhà trường.
Tham khảo một số mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học đối với học sinh THCS, THPT dưới đây:
Tải về Mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc .........., Ngày..... tháng...... năm......... CAM KẾT KHÔNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI Kính gửi: - Ban Giám hiệu trường……………............... - Thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp…. Em tên là:…………. Sinh ngày:……………… Mã học sinh:……………… Là học sinh lớp:……………... Giáo viên chủ nhiệm:………………………….. Địa chỉ:…………………………………………. Số điện thoại:………………………………….. Do được phổ biến nội quy của lớp .. và trường ................, nay em viết đơn này Cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học và không sử dụng điện thoại những việc không chính đáng. Cụ thể: - Không sử dụng điện thoại trong giờ học bao gồm các hoạt động như xem điện thoại, nhắn tin, gọi điện,...làm mất tập trung khi học cũng như ảnh hưởng tới thầy cô và bạn bè trong lớp. - Không đem điện thoại khoe với bạn bè ngoài giờ. - Không để việc dùng điện thoại ảnh hưởng đến học tập. - Sử dụng điện thoại với tần số thấp (Để liên lạc đưa đón, cập nhật tình hình thông tin lớp,..) - .... Em xin hứa sẽ tuân thủ và thực hiện đúng nội dung của bản cam kết. Nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của Nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn./. HỌC SINH CAM KẾT (Ký, ghi rõ họ tên) ... >> Xem thêm: Tải về Mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại (2) Tải về Mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại (3) Tải về Mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại (4) Tải về Mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại (5) |
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bản cam kết là gì? Tải về mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học đối với học sinh THCS, THPT? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng điện thoại đối với học sinh THCS, THPT được quy định như thế nào?
Các hành vi học sinh không được làm đối với học sinh THCS, THPT được quy định tại khoản 4 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:
Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, học sinh THCS, THPT không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Quyền và nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
Quyền và nhiệm vụ của giáo viên được quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 như sau:
(1) Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
(2) Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên? Đặc điểm tâm sinh lý vị thành niên? Dấu hiệu dậy thì thời kỳ vị thành niên ở nam và nữ?
- 09 Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể theo Nghị định 98? Cách ghi Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể?
- Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải là nền tảng để triển khai các hoạt động chuyển đổi số không?
- Intersex là gì? 03 giai đoạn lứa tuổi vị thành niên? Nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên theo Bộ Y tế?