Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tổ chức họp Ban thanh tra nhân dân lần thứ nhất chậm nhất bao nhiêu ngày kể từ khi bầu xong thành viên?
Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tổ chức họp Ban thanh tra nhân dân lần thứ nhất chậm nhất bao nhiêu ngày kể từ khi bầu xong thành viên?
Căn cứ theo tiết 3.3 tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
...
3. Bầu thành viên Ban TTND
...
3.3. BCH công đoàn cơ sở tổ chức họp Ban TTND lần thứ nhất:
- Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban TTND phải tổ chức cuộc họp với Ban TTND để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có); ra quyết định công nhận Ban TTND và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết.
- Hướng dẫn bàn giao giữa Ban TTND cũ và mới;
- Hướng dẫn Ban TTND mới xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.
...
Theo đó, Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức họp Ban thanh tra nhân dân lần thứ nhất chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân phải tổ chức cuộc họp với Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có); ra quyết định công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết.
- Hướng dẫn bàn giao giữa Ban thanh tra nhân dân cũ và mới;
- Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân mới xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở (Hình từ Internet)
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì đối với Ban thanh tra nhân dân?
Theo Điều 75 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:
Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
3. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
4. Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
Như vậy, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm sau:
- Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.
- Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
- Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
- Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
Ban thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò gì?
Tại Điều 2 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Vai trò của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở đơn vị sự nghiệp công lập để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?