Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là gì?
- Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là gì?
- Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam họp thường kỳ mỗi năm mấy lần?
- Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 20 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo tổ chức thành viên ở trung ương giữa hai kỳ Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu. Số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành và thể thức bầu cử do Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu quy định;
...
Theo đó, Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan lãnh đạo tổ chức thành viên ở trung ương giữa hai kỳ Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu.
Số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành và thể thức bầu cử do Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu quy định.
Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là ai? (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam họp thường kỳ mỗi năm mấy lần?
Theo khoản 2 Điều 20 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Ban Chấp hành
...
2. Ban Chấp hành họp thường kỳ mỗi năm một lần; họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch, Ban Thường vụ hoặc của trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành;
...
Theo đó, Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam họp thường kỳ mỗi năm một lần.
Ngoài ra, Ban Chấp hành họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch, Ban Thường vụ hoặc của trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành.
Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 20 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Ban Chấp hành
...
3. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo của Ban Thường vụ, quyết định chương trình và kế hoạch hoạt động hàng năm giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành;
b) Thông qua số lượng, danh sách Ban Thường vụ và thay đổi nhân sự Ban Thường vụ theo đề nghị của Chủ tịch tổ chức thành viên ở trung ương;
c) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ủy viên Ban Thường vụ; bổ sung, thay đổi, miễn nhiệm Ủy viên Ban Chấp hành. Số Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được vượt quá 1/3 (một phần ba) số Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu quyết định;
d) Quyết định Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Quy chế khen thưởng, kỷ luật của tổ chức thành viên ở trung ương;
đ) Chuẩn bị Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu của tổ chức thành viên ở trung ương nhiệm kỳ tiếp theo;
e) Triệu tập Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức.
4. Chủ tịch tổ chức thành viên ở trung ương là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức thành viên ở trung ương. Các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
Như vậy, Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thảo luận và thông qua báo cáo của Ban Thường vụ, quyết định chương trình và kế hoạch hoạt động hàng năm giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành;
- Thông qua số lượng, danh sách Ban Thường vụ và thay đổi nhân sự Ban Thường vụ theo đề nghị của Chủ tịch tổ chức thành viên ở trung ương;
- Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ủy viên Ban Thường vụ; bổ sung, thay đổi, miễn nhiệm Ủy viên Ban Chấp hành.
Số Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được vượt quá 1/3 số Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu quyết định;
- Quyết định Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Quy chế khen thưởng, kỷ luật của tổ chức thành viên ở trung ương;
- Chuẩn bị Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu của tổ chức thành viên ở trung ương nhiệm kỳ tiếp theo;
- Triệu tập Đại hội toàn thể/Đại hội đại biểu bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc của ít nhất 1/2 tổng số hội viên chính thức.
Lưu ý: Chủ tịch tổ chức thành viên ở trung ương là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức thành viên ở trung ương. Các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?