Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Số lượng Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội do ai quyết định?
Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Số lượng Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội do ai quyết định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 85/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Ban chấp hành Hiệp hội:
1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 kỳ đại hội. Số lượng Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ.
Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đề nghị của hơn ½ số hội viên.
Ủy viên Ban chấp hành là đại diện tổ chức pháp nhân do về hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác cũng của tổ chức pháp nhân đó và vẫn là Ủy viên của Ban chấp hành.
Nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội là 5 năm một lần, họat động theo quy chế được Đại hội thông qua.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam là 5 năm một lần, họat động theo quy chế được Đại hội thông qua.
Số lượng Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ.
Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đề nghị của hơn ½ số hội viên.
Ủy viên Ban chấp hành là đại diện tổ chức pháp nhân do về hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác cũng của tổ chức pháp nhân đó và vẫn là Ủy viên của Ban chấp hành.
Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Ban chấp hành Hiệp hội có quyền bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hiệp hội?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Điều lệ của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 85/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Ban chấp hành Hiệp hội:
...
2. Ban chấp hành Hiệp họp thường kỳ năm một lần.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành Hiệp hội:
Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Đại hội.
- Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban chấp hành Hiệp hội cho các chi hội biết.
- Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.
- Quy định tổ chức và hoạt động các Ban chuyên môn, văn phòng Hội, văn phòng đại diện tại các khu vực; quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.
- Bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký.
- Cử trưởng các Ban chuyên môn, các Trưởng đại diện của Hiệp hội ở các khu vực.
- Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội.
- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị đại biểu hàng năm
- Xét kết nạp, khai trừ hội viên
Theo đó, Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam có quyền bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký.
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam là tổ chức gì?
Theo quy định Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 85/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi Chính phủ được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và cùng có lợi giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, trang trại và các cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, họat động trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, dịch vụ... gia cầm.
Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế-kỹ thuật trong kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động trong chăn nuôi, chế biến, dịch vụ... gia cầm.
Như vậy, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi Chính phủ được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và cùng có lợi giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, trang trại và các cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, dịch vụ... gia cầm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?