Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Ban chấp hành Hiệp hội này có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ tại khoản 17.2 Điều 17 Điều lệ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 06/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về Ban chấp hành Hiệp hội như sau:
Ban chấp hành Hiệp hội
17.1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội giữa hai nhiệm kỳ Hội nghị toàn thể Hội viên, do Hội nghị toàn thể Hội viên nhiệm kỳ trực tiếp bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín bao gồm: Chủ tịch và các ủy viên khác và Tổng thư ký. Số lượng ủy viên Ban chấp hành do Hội nghị toàn thể quyết định.
17.2. Nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội là 3 năm.
17.3. Việc đề cử, ứng cử vào Ban chấp hành phải căn cứ vào tiêu chuẩn tại Điều 18. Sau đó, Hội nghị toàn thể Hội viên biểu quyết. Người trúng cử chọn theo số phiếu bầu trên nguyên tắc quá bán. Trường hợp 2 người cuối cùng có số phiếu bằng nhau thì Hội nghị toàn thể Hội viên bầu lại hai người đó và chọn người có số phiếu bầu lại cao hơn.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam có nhiệm kỳ là 3 năm.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 19 Điều lệ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 06/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành.
Ban chấp hành Hiệp hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
19.1. Tổ chức thực hiên các hoạt động Hiệp hội theo nghị quyết của hội nghị toàn thể Hội viên. Quản lý hoạt động của Văn phòng và các tổ chức chuyên môn của Hiệp hội.
19.2. Bầu Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký và quyết định cơ cấu tổ chức.
19.3. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm và cả nhiệm kỳ của Hiệp hội để trình Hội nghị toàn thể Hội viên thông qua.
19.4. Tổng kết, báo cáo năm, chuẩn bị chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể Hội viên, triệu tập Hội nghị toàn thể thường niên và bất thường.
19.5. Xét kết nạp Hội viên mới và chuẩn bị tư liệu trình Hội nghị toàn thể khai trừ Hội viên vi phạm Điều lệ và những quy định của Hiệp hội.
19.6. Hợp đồng lao động đối với cán bộ, nhân viên, chuyên gia chuyên môn nghiệp vụ giúp việc cho Ban chấp hành Hiệp hội hoạt động.
19.7. Ban chấp hành họp thường kỳ 3 tháng 1 lần. Trường hợp cần thiết, cuộc họp bất thường được triệu tập nếu Chủ tịch hoặc có ít nhất từ 2/3 số ủy viên yêu cầu.
19.8. Nghị quyết Ban chấp hành phải phù hợp và không trái với pháp luật hoặc trái với Điều lệ Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiên các hoạt động Hiệp hội theo nghị quyết của hội nghị toàn thể Hội viên. Quản lý hoạt động của Văn phòng và các tổ chức chuyên môn của Hiệp hội.
- Bầu Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký và quyết định cơ cấu tổ chức.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm và cả nhiệm kỳ của Hiệp hội để trình Hội nghị toàn thể Hội viên thông qua.
- Tổng kết, báo cáo năm, chuẩn bị chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể Hội viên, triệu tập Hội nghị toàn thể thường niên và bất thường.
- Xét kết nạp Hội viên mới và chuẩn bị tư liệu trình Hội nghị toàn thể khai trừ Hội viên vi phạm Điều lệ và những quy định của Hiệp hội.
- Hợp đồng lao động đối với cán bộ, nhân viên, chuyên gia chuyên môn nghiệp vụ giúp việc cho Ban chấp hành Hiệp hội hoạt động.
- Ban chấp hành họp thường kỳ 3 tháng 1 lần. Trường hợp cần thiết, cuộc họp bất thường được triệu tập nếu Chủ tịch hoặc có ít nhất từ 2/3 số ủy viên yêu cầu.
- Nghị quyết Ban chấp hành phải phù hợp và không trái với pháp luật hoặc trái với Điều lệ Hiệp hội.
Hội viên liên kết có thể trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 18 Điều lệ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 06/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành Hiệp hội như sau:
Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành Hiệp hội
Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội phải là Hội viên chính thức và là người có tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ, năng lực điều hành hoạt động Hiệp hội, năng động, nhạy bén và là người có phẩm chất đạo đức được các hội viên tín nhiệm. Trường hợp đặc biệt phải do Hội nghị toàn thể quyết định
Theo quy định trên thì Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội phải là Hội viên chính thức và là người có tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ, năng lực điều hành hoạt động Hiệp hội, năng động, nhạy bén và là người có phẩm chất đạo đức được các hội viên tín nhiệm.
Như vậy, thì Hội viên liên kết không thể trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?