Ban Chấp hành Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có nhiệm kỳ bao lâu? Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành là gì?
Ban Chấp hành Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có nhiệm kỳ bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 quy định về Ban Chấp hành Hiệp hội như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội
1. Ban Chấp hành Hiệp hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hiệp hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
...
Theo khoản 1 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 quy định về Đại hội như sau:
Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 (năm) năm một lần. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức đến tham dự.
...
Theo quy định trên, Ban Chấp hành Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có nhiệm kỳ là 5 năm.
Ban Chấp hành Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có nhiệm kỳ bao lâu? Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Hiệp hội Thực phẩm minh bạch được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hiệp hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hiệp hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hiệp hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hiệp hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; Quy tắc ứng xử nội bộ chung của Hiệp hội, mức hội phí, mức đóng góp của các tổ chức trực thuộc và các quy định khác phù hợp với Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
...
Theo đó, Ban Chấp hành Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là gì?
Theo khoản 3 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội;
b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 02 (hai) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành.
Như vậy, Ban Chấp hành Hiệp hội Thực phẩm minh bạch hoạt động theo những nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 14 nêu trên nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?