Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ đúng không?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
...
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp ở địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
c) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phối hợp giữa các ban, ngành với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.
Theo quy định nêu trên thì Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật khẩn cấp;
- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phối hợp giữa các ban, ngành với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ đúng không?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
1. Khi dịch bệnh động vật được công bố theo quy định tại Điều 26 hoặc Điều 34 của Luật Thú y, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ đúng không? (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện do ai đảm bảo?
Theo Điều 5 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y được giao nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo, các nguồn vốn hỗ trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Đồng thời, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y được giao nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo, các nguồn vốn hỗ trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo điểm d khoản 3 Điều 3 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định về cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
...
3. Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện:
a) Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban.
b) Trưởng các phòng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế là các Phó trưởng ban.
c) Các ủy viên:
- Đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước: Công an, quản lý thị trường, tài chính, kế hoạch, văn hóa, thông tin, tài nguyên và môi trường, biên phòng (đối với những địa phương có biên giới).
- Đại diện lãnh đạo: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, Hội Nông dân và Hội Chữ thập đỏ.
d) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện.
Theo đó, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?