Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh làm việc theo nguyên tắc gì? Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh làm việc theo nguyên tắc gì?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định 67-QĐ/TW năm 2022 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ; đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
2. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện.
3. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường và không làm thay nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh làm việc theo các nguyên tắc sau đây:
- Làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện.
- Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ; đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Tuân thủ quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường và không làm thay nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 9 Quy định 67-QĐ/TW năm 2022 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chịu trách nhiệm trước ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ và Ban Chỉ đạo Trung ương về hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
- Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
- Chủ trì, định hướng thảo luận, kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
- Khi cần thiết, trực tiếp làm việc với cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.
- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp không họp được Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, trực tiếp quyết định và chỉ đạo thực hiện một số công việc cần thiết để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
- Chịu trách nhiệm về quyết định của mình và báo cáo Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tại phiên họp gần nhất.
- Chỉ đạo xử lý các vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ quản lý do các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng phát hiện, báo cáo theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xử lý cán bộ vi phạm.
- Quyết định những vấn đề khác liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương và hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh giúp Trưởng ban thực hiện những công việc gì?
Căn cứ vào Điều 10 Quy định 67-QĐ/TW năm 2022 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban
1. Phó Trưởng ban:
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo quy định tại Điều 8 Quy định này, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Giúp Trưởng ban điều phối hoạt động của các thành viên theo phân công của Trưởng ban.
b) Thay mặt Trưởng ban thực hiện một số công việc, chủ trì một số phiên họp của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khi được Trưởng ban uỷ quyền.
c) Giúp Trưởng ban chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo phân công của Trưởng ban.
...
Như vậy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh giúp Trưởng ban thực hiện các công việc sau đây:
- Giúp Trưởng ban điều phối hoạt động của các thành viên theo phân công của Trưởng ban.
- Thay mặt Trưởng ban thực hiện một số công việc, chủ trì một số phiên họp của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khi được Trưởng ban uỷ quyền.
- Giúp Trưởng ban chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo phân công của Trưởng ban.
Bên cạnh đó, nếu là Phó Trưởng ban thường trực thì còn giúp Trưởng ban thực hiện các công việc sau đây:
- Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động, phân công công việc cho các thành viên; chỉ đạo, phối hợp, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo phân công của Trưởng ban.
- Giúp Trưởng ban chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và triệu tập các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; xử lý công việc hằng ngày, thường xuyên của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chủ trì một số cuộc họp và ký một số văn bản của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo phân công của Trưởng ban.
- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan Thường trực; quyết định các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực.
- Giúp Trưởng ban chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.
- Làm việc với cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh;
Yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để nắm nội dung, tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương, để kịp thời báo cáo Trưởng ban.
- Chỉ đạo Cơ quan Thường trực xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về kết quả hoạt động, tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương với ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?