Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào? Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ tổ chức họp khi nào?
Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
2. Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đoàn thể nơi công tác và sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
3. Đảm bảo yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
4. Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban và các thành viên khác sử dụng con dấu của bộ, ngành, đoàn thể nơi công tác.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về chế độ thông tin, báo cáo như sau:
Chế độ thông tin, báo cáo
1. Ban Chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng tuần, tháng, quý, sáu tháng, một năm và báo cáo đột xuất. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo hướng dẫn cụ thể hình thức, thời gian, nội dung các báo cáo Ban Chỉ đạo; tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kỳ của Ban Chỉ đạo.
2. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP, các thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP là lãnh đạo các bộ, ngành ở Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo 138 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm quy định về thông tin, báo cáo theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và các quy định có liên quan; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP các vụ việc về an ninh, trật tự, các vụ việc phạm tội nghiêm trọng, phức tạp, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP theo dõi sát diễn biến tình hình tội phạm, định kỳ hàng tuần, tháng có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP về tình hình, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ được pháp luật quy định như sau: định kỳ hằng tuần, tháng, quý, sáu tháng, một năm và báo cáo đột xuất.
Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ tổ chức họp khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về chế độ họp như sau:
Chế độ họp
1. Ban Chỉ đạo tổ chức họp định kỳ sáu tháng, một năm và họp đột xuất theo quyết định của Trưởng ban. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban sẽ triệu tập Thường trực Ban Chỉ đạo họp để giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo.
2. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đề xuất Trưởng ban quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
3. Ủy viên Ban Chỉ đạo tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo; phối hợp chuẩn bị nội dung họp khi có yêu cầu của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; trường hợp không tham dự, phải báo cáo xin ý kiến Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban chủ trì phiên họp và ủy quyền cho cán bộ dự họp thay.
4. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ được tổ chức họp định kỳ sáu tháng, một năm và họp đột xuất theo quyết định của Trưởng ban. Trưởng ban sẽ triệu tập Thường trực Ban Chỉ đạo họp để giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?