Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển họp định kỳ bao nhiêu năm 1 lần? Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có quyền hạn gì?
Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia) là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về dân số và phát triển.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia) là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về dân số và phát triển.
Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển họp định kỳ bao nhiêu năm 1 lần? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển họp định kỳ bao nhiêu năm 1 lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Chế độ họp
1. Ban Chỉ đạo Quốc gia họp định kỳ 01 năm một lần; trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triệu tập họp bất thường.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia.
3. Các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phải được thông báo bằng văn bản (kèm theo các tài liệu liên quan) về nội dung, thời gian và địa điểm trước 05 ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt. Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các đại biểu được mời có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến tham luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Trường hợp nội dung cần xin ý kiến mà không thể tổ chức họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia để tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc Gia.
4. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển họp định kỳ 01 năm một lần. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triệu tập họp bất thường.
Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có quyền hạn gì?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia
Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện các nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm:
1. Đề xuất xây dựng chương trình công tác và các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác dân số và phát triển thuộc lĩnh vực phụ trách.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nội dung liên quan về dân số và phát triển thuộc lĩnh vực phụ trách.
3. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về những nhiệm vụ được phân công phụ trách. Định kỳ báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
Như vậy, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có quyền hạn sau đây:
- Đề xuất xây dựng chương trình công tác và các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác dân số và phát triển thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nội dung liên quan về dân số và phát triển thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về những nhiệm vụ được phân công phụ trách.
Định kỳ báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?