Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quyền hạn gì?
- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ là cơ quan nào?
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quyền hạn gì?
- Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ là cơ quan nào?
Căn cứ Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo như sau:
Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo
Vụ Tổ chức Cán bộ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC của cơ quan, có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công; thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa các tập thể và cá nhân có liên quan với Ban Chỉ đạo; đảm bảo cho Ban Chỉ đạo hoạt động thường xuyên, thiết thực, hiệu quả.
Như vậy, theo quy định, Vụ Tổ chức Cán bộ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định về quyền hạn của Ban Chỉ đạo như sau:
Quyền hạn
1. Liên hệ, làm việc với cấp ủy Đảng, Thủ trưởng của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện QCDC của đơn vị.
2. Tổ chức kiểm tra, nghiên cứu, khảo sát và lắng nghe ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động những nội dung liên quan đến việc thực hiện QCDC của đơn vị.
3. Kiến nghị, đề xuất với Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện QCDC của đơn vị.
4. Được sử dụng con dấu của cơ quan Thanh tra Chính phủ theo quy định hiện hành.
5. Được cung cấp thông tin và những tài liệu có liên quan để phục vụ công tác sơ kết, tổng kết, nghiên cứu tham mưu cho Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC của cơ quan.
6. Thành viên Ban Chỉ đạo khi thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo phân công được sử dụng quyền hạn của Ban Chỉ đạo quy định tại Điều này tương ứng với nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có các quyền hạn sau đây:
(1) Liên hệ, làm việc với cấp ủy Đảng, Thủ trưởng của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị.
(2) Tổ chức kiểm tra, nghiên cứu, khảo sát và lắng nghe ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động những nội dung liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị.
(3) Kiến nghị, đề xuất với Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ của đơn vị.
(4) Được sử dụng con dấu của cơ quan Thanh tra Chính phủ theo quy định hiện hành.
(5) Được cung cấp thông tin và những tài liệu có liên quan để phục vụ công tác sơ kết, tổng kết, nghiên cứu tham mưu cho Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan.
(6) Thành viên Ban Chỉ đạo khi thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo phân công được sử dụng quyền hạn của Ban Chỉ đạo quy định tại Điều này tương ứng với nhiệm vụ được phân công.
Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các Thành viên như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Thành viên
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, chương trình công tác đã được Ban Chỉ đạo phân công;
2. Có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy đảng, lãnh đạo các cục, vụ đơn vị nơi mình công tác để chỉ đạo đơn vị nhằm đưa việc thực hiện QCDC ở đơn vị vào nề nếp, thường xuyên và hiệu quả;
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo và góp ý vào các văn bản khi được lấy ý kiến;
4. Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện QCDC ở đơn vị khi cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu;
5. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ thực hiện QCDC ở cơ quan.
Như vậy, theo quy định, thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
(1) Thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, chương trình công tác đã được Ban Chỉ đạo phân công;
(2) Có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy đảng, lãnh đạo các cục, vụ đơn vị nơi mình công tác để chỉ đạo đơn vị nhằm đưa việc thực hiện Quy chế dân chủ ở đơn vị vào nề nếp, thường xuyên và hiệu quả;
(3) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo và góp ý vào các văn bản khi được lấy ý kiến;
(4) Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở đơn vị khi cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu;
(5) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?