Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam họp định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016, có quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, Điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.
2. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban chỉ đạo, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
3. Việc quyết định các vấn đề của Ban chỉ đạo tại các cuộc họp được bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số. Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau về một vấn đề, Ban chỉ đạo sẽ tiến hành biểu quyết. Quyết định của Ban chỉ đạo được thông qua khi có trên 50% số ủy viên tán thành, nếu mỗi quan Điểm có không quá 50% số ủy viên đồng thuận thì Trưởng ban là người quyết định cuối cùng.
4. Các thành viên Ban chỉ đạo và thành viên Tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng chế độ thù lao (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam làm việc theo nguyên tắc tập trung, phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, Điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.
Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam họp định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016, có quy định về chế độ họp và thông tin báo cáo như sau:
Chế độ họp và thông tin báo cáo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, Điều hành của các thành viên Ban chỉ đạo và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thời gian tiếp theo.
2. Khi có yêu cầu hoặc khi cần chỉ đạo theo từng chuyên đề, Trưởng ban chỉ đạo quyết định họp đột xuất toàn thể Ban chỉ đạo hoặc họp với một số thành viên Ban chỉ đạo. Trưởng Ban chỉ đạo quyết định việc mời đại biểu không thuộc Ban chỉ đạo tham dự các cuộc họp của Ban chỉ đạo.
3. Các phiên họp của Ban chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa Điểm trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu có liên quan.
4. Các Ủy viên Ban chỉ đạo báo cáo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công bằng văn bản tại các cuộc họp định kỳ hàng tháng.
5. Thành viên Ban chỉ đạo phải trực tiếp tham gia các cuộc họp của Ban, nếu vì lý do đặc biệt thì phải trực tiếp báo cáo Trưởng ban và cử người thay thế.
6. Chế độ báo cáo:
a) Báo cáo 06 tháng: Trước ngày 20 tháng 6 của năm báo cáo
b) Báo cáo năm: Trước ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo
c) Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo và cấp trên
7. Phương thức báo cáo: Báo cáo bằng văn bản kèm thư điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, Điều hành của các thành viên Ban chỉ đạo và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thời gian tiếp theo.
Trưởng ban chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016, có quy định về trách nhiệm của Trưởng ban chỉ đạo như sau:
Trách nhiệm của Trưởng ban chỉ đạo.
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Lãnh đạo, Điều hành mọi hoạt động của Ban chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban chỉ đạo.
3. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
4. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.
5. Trưởng Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Lãnh đạo, Điều hành mọi hoạt động của Ban chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban chỉ đạo.
- Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
- Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo;
- Trưởng Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?