Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Diễn tập ứng cứu khẩn cấp bằng hình thức nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí bằng hình thức nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Đồng Nai.

Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?

Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 40/2018/TT-BCT về nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp như sau:

Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp
1. Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp
a) Thông tin về địa chỉ liên lạc văn phòng trực của Ban chỉ huy.
b) Danh sách các trang thiết bị phục vụ công tác ứng cứu khẩn cấp của Văn phòng trực, Ban chỉ huy.
2. Nguồn lực bên trong phục vụ ứng cứu khẩn cấp và thoát hiểm
Trình bày danh mục bao gồm tên, số lượng, loại, công dụng, vị trí lắp đặt... của các thiết bị được lắp đặt của công trình/nhà máy phục vụ công tác ứng cứu. Danh mục nên bao gồm mô tả đầy đủ về tình huống sẽ sử dụng các thiết bị này.
a) Phương án cứu hộ, cứu nạn và thoát hiểm, nơi trú ẩn tạm thời và trung tâm điều khiển
Sử dụng bản đồ, hình ảnh và mô tả để thực hiện các nội dung sau:
- Lối cứu hộ và thoát hiểm.
- Các khu vực có thể sử dụng làm nơi trú ẩn tạm thời tại công trình.
- Trung tâm điều khiển tại hiện trường.
- Bản đồ, hình ảnh và phần mô tả cũng cần thể hiện rõ việc bố trí các thiết bị, phương tiện cứu hộ tại các lối cứu hộ và thoát hiểm, các nơi trú ẩn tạm thời và trung tâm điều khiển tại hiện trường.
3. Nguồn lực được huy động từ bên ngoài
Mô tả đầy đủ các nguồn lực liên quan cần thiết được huy động từ bên ngoài khi xảy ra tai nạn, sự cố, bao gồm:
a) Các thỏa thuận hỗ trợ nhau với các công trình lân cận và các cơ quan chức năng.
b) Các nguồn lực từ thỏa thuận hợp đồng (ví dụ: Các dịch vụ kỹ thuật, sơ cấp cứu, điều trị y tế, di tản).
c) Danh mục tên, số lượng, loại, công dụng... của các phương tiện, thiết bị an toàn thuê từ bên ngoài phục vụ ứng cứu trong tình huống khẩn cấp.

Như vậy, theo quy định trên thì Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí về:

- Thông tin về địa chỉ liên lạc văn phòng trực của Ban chỉ huy.

- Danh sách các trang thiết bị phục vụ công tác ứng cứu khẩn cấp của Văn phòng trực, Ban chỉ huy.

ban chỉ huy ứng cứu khẩu cấp

Ban chỉ huy điều hành hoạt động ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Diễn tập ứng cứu khẩn cấp bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)

Diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí bằng hình thức nào?

Diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí bằng hình thức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2018/TT-BCT về huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp như sau:

Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp
1. Huấn luyện
a) Các quy định chung về huấn luyện lý thuyết và thực hành ứng cứu khẩn cấp.
b) Nội dung huấn luyện ứng cứu khẩn cấp cho từng nhóm nhân viên, nhóm công việc.
c) Kế hoạch, chương trình huấn luyện.
2. Diễn tập
a) Các hình thức diễn tập: Bàn giấy và thực tế.
b) Kế hoạch diễn tập.
3. Diễn tập bàn giấy phải được tổ chức trước khi thực hiện hoạt động dầu khí.
4. Kế hoạch diễn tập phải mô tả rõ loại tình huống, nội dung diễn tập, tần suất, đối tượng tham gia, thời gian và địa điểm dự kiến, các cơ quan bên ngoài tham gia.

Như vậy, theo quy định trên thì diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí bằng hình thức sau: Bàn giấy và thực tế.

Diễn tập bàn giấy phải được tổ chức trước khi thực hiện hoạt động dầu khí.

Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố xảy ra trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố xảy ra trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 26 Thông tư 40/2018/TT-BCT về kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tài nạn như sau:

Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tai nạn
Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình.
Yêu cầu các nội dung chính:
1. Quy trình điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của tai nạn, sự cố
2. Kế hoạch nâng cấp các biện pháp phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp và nâng cao mức an toàn của công trình.

Như vậy, theo quy định trên kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình.

Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố xảy ra trong hoạt động dầu khí phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

- Quy trình điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của tai nạn, sự cố

- Kế hoạch nâng cấp các biện pháp phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp và nâng cao mức an toàn của công trình.

Hoạt động dầu khí TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác quản lý rủi ro có bao gồm việc đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí không?
Pháp luật
Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí có phải thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả không?
Pháp luật
Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không?
Pháp luật
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí cần phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm nội dung nào?
Pháp luật
Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
Pháp luật
Hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí xây dựng vào thời điểm nào? Tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?
Pháp luật
Thu hồi chi phí trong hoạt động dầu khí là gì? Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có được đề xuất thu hồi chi phí không?
Pháp luật
Dầu đá phiến hoặc dầu sét là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí khai thác dầu đá phiến không?
Pháp luật
Dự án dầu khí là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí nào theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động dầu khí
791 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động dầu khí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động dầu khí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào