Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào?
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 66/2015/QĐ-TTg như sau:
Cơ cấu tổ chức:
1. Thành phần:
- Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Y tế.
- Phó Trưởng ban thường trực: Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Văn phòng Bộ,
- Ủy viên: Lãnh đạo các Vụ/Cục gồm: Vụ Truyền Thông và Thi đua Khen thưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trường y tế, Cục Quản lý Dược, Cục An toàn thực phẩm.
...
Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế gồm những thành phần như sau:
- Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Y tế.
- Phó Trưởng ban thường trực: Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Văn phòng Bộ,
- Ủy viên: Lãnh đạo các Vụ/Cục gồm: Vụ Truyền Thông và Thi đua Khen thưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trường y tế, Cục Quản lý Dược, Cục An toàn thực phẩm.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Hình từ Internet)
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế làm việc theo chế độ gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 66/2015/QĐ-TTg như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
...
3. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế làm việc theo chế độ Thủ trưởng, đề cao vai trò trách nhiệm của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên của Ban Chỉ huy, trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, có sự phối hợp hoạt động một cách hiệu quả của các thành viên.
...
Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế làm việc theo chế độ độ Thủ trưởng, đề cao vai trò trách nhiệm của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên của Ban Chỉ huy, trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, có sự phối hợp hoạt động một cách hiệu quả của các thành viên.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 66/2015/QĐ-TTg, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng chiến lược, chỉ thị, kế hoạch bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức triển khai thực hiện;
- Ban hành các công điện, văn bản hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ về bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai ở các địa phương và đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
- Tổ chức lực lượng, huấn luyện, diễn tập các tổ, đội y tế cơ động (khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm hậu cần) ở các đơn vị trực thuộc Bộ để sẵn sàng ứng phó, hỗ trợ các địa phương hoặc tham gia các hoạt động quốc tế (khi có yêu cầu);
- Tổ chức dự trữ, quản lý, bảo quản thuốc, hóa chất, trang thiết: bị y tế, phương tiện, vật tư y tế;
+ Kịp thời cấp phát hỗ trợ các địa phương (khi có yêu cầu).
+ Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ thống nhất chuẩn bị nhân lực, dự trữ thuốc, phương tiện, trang bị, vật tư y tế sẵn sàng cơ động cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị thương, bị nạn và thực hiện công tác vệ sinh môi trường khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên địa bàn hoặc hỗ trợ địa phương lân cận;
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế thực hiện các biện pháp chủ động ứng phó trước, trong, sau thiên tai;
+ Chú trọng việc bảo đảm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế;
+ Nhanh chóng khắc phục cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để tổ chức cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị thương, bị nạn;
+ Bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng nhất là đối với trẻ em và phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ;
- Tổ chức trực ban, duy trì hệ thống thông tin, báo cáo; trực tiếp điều động lực lượng đi làm nhiệm vụ trong các tình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai;
- Triển khai công tác hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kêu gọi hỗ trợ quốc tế và đề xuất cử lực lượng, hỗ trợ vật chất cho các nước bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, thảm họa (khi có yêu cầu);
- Thực hiện kiểm tra, giám sát, báo cáo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị thuộc ngành y tế;
- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?