Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã gồm các thành viên nào? Và có những nhiệm vụ gì?

Tôi cần thông tin về Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp, cụ thể thì Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh cấp huyện và cấp xã gồm các thành viên nào? Và có những nhiệm vụ gì? Giải đáp giúp tôi với nhé, xin cảm ơn. Đây là câu hỏi của anh Hữu Sang đến từ Huế.

Những thành viên nào có trong Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh và có các nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 4 Điều 23 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về thành viên, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh như sau:

Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh
1. Kiện toàn tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của cấp tỉnh đồng thời là Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia.
2. Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh gồm các thành viên sau:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh là Tư lệnh);
Giám đốc Công an cấp tỉnh.
c) Ủy viên là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (nếu có); lãnh đạo các sở, cơ quan có liên quan đến công tác phòng thủ dân sự của địa phương; chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội, công an trực thuộc các đơn vị đầu mối của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh, thành phố.
3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh là Cơ quan quân sự cấp tỉnh.
4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong phạm vi địa phương quản lý;
b) Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương; hướng dẫn, theo dõi các sở, cơ quan, đơn vị thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự;
c) Chỉ đạo xây dựng thế trận phòng thủ dân sự và hoạt động phòng thủ dân sự của cấp mình và cấp dưới thuộc quyền;
d) Chỉ huy phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương;
đ) Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa, chiến tranh;
e) Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan, đơn vị tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Theo đó, về những thành viên có trong Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh đó là:

- Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Phó Trưởng ban:

Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực;

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh là Tư lệnh);

Giám đốc Công an cấp tỉnh.

- Ủy viên là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (nếu có); lãnh đạo các sở, cơ quan có liên quan đến công tác phòng thủ dân sự của địa phương; chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân đội, công an trực thuộc các đơn vị đầu mối của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Và 06 nhiệm vụ mà Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh phải thực hiện, cụ thể tại khoản 4 Điều 23 nêu trên.

Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự

Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)

Quy định về các thành viên và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện như thế nào?

Theo khoản 2, khoản 4 Điều 24 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện như sau:

Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện
...
2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện gồm:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
Trưởng Công an cấp huyện.
c) Ủy viên là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác phòng thủ dân sự của địa phương, Đồn trưởng Đồn Biên phòng (nếu có).
...
4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong phạm vi địa phương quản lý;
b) Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương; hướng dẫn các phòng, cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;
c) Chỉ huy và tổ chức phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cấp huyện;
d) Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Thành viên và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã được quy định ra sao?

Tại khoản 2, khoản 4 Điều 25 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định thì:

Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã
1. Kiện toàn tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của cấp xã đồng thời là Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện.
2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã gồm:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Phó Trưởng ban:
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Phó Trưởng ban thường trực;
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;
Trưởng Công an cấp xã.
3. Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã sử dụng một số cán bộ chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp xã làm bộ phận thường trực.
4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương quản lý;
b) Thực hiện việc truyền phát tin chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của các cấp đến cộng đồng;
c) Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương;
d) Chỉ huy và tổ chức phòng thủ dân sự trong phạm vi cấp xã;
đ) Kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Như vậy, những thành viên có trong Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã cũng sẽ tương tự như Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh, cấp huyện.

Còn về nhiệm vụ thực hiện sau đây:

- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương quản lý;

- Thực hiện việc truyền phát tin chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của các cấp đến cộng đồng;

- Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương;

- Chỉ huy và tổ chức phòng thủ dân sự trong phạm vi cấp xã;

- Kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Phòng thủ dân sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng thủ dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
07 chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự? Cá nhân phải tham gia hoạt động phòng thủ dân sự khi nào?
Pháp luật
Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm những gì? Cơ quan nào ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự?
Pháp luật
Căn cứ xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia là gì? Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự là gì?
Pháp luật
Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phòng thủ dân sự bao gồm các biện pháp nào theo quy định?
Pháp luật
Sơ tán người dân là biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ mấy? Ai quyết định cho sơ tán người dân?
Pháp luật
Cấm phương tiện vào khu vực nguy hiểm là biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ mấy? Ai chỉ huy thực hiện biện pháp phòng thủ dân sự?
Pháp luật
Chiến tranh thông tin là gì? Khi xây dựng nền quốc phòng toàn dân có nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin không?
Pháp luật
Thảm họa là gì? Trong tình trạng khẩn cấp do có thảm họa thì có được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân không?
Pháp luật
Trong báo cáo kết quả công tác quốc phòng thì cơ quan thường trực phòng thủ dân sự phải báo cáo lồng ghép những nội dung nào?
Pháp luật
Lực lượng rộng rãi của lực lượng phòng thủ dân sự do ai tham gia? Chế độ, chính sách đối với người chưa tham gia BHXH bắt buộc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ dân sự
7,077 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng thủ dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng thủ dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào