Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu do ai có thẩm quyền quyết định thành lập? Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu bao gồm những ai?
- Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu do ai có thẩm quyền quyết định thành lập?
- Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu bao gồm những ai?
- Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu được quy định như thế nào?
- Việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được quy định ra sao?
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu do ai có thẩm quyền quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định tổ chức nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu
1. Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
...
Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu
...
2. Cơ cấu tổ chức: Gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu bao gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu
...
3. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu
a) Chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang thuộc quyền phối hợp với lực lượng phòng thủ dân sự của các địa phương trong luyện tập, diễn tập, hội thi, hội thao và xử lý những tình huống về phòng thủ dân sự xảy ra trên địa bàn;
b) Chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương thuộc Quân khu tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, các cơ quan, đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
c) Phê duyệt kế hoạch phòng thủ dân sự của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền;
d) Phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn Quân khu lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Quân đội và lực lượng Dân quân tự vệ;
đ) Báo cáo Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định;
e) Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Như vậy, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Quân khu bao gồm:
- Chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang thuộc quyền phối hợp với lực lượng phòng thủ dân sự của các địa phương trong luyện tập, diễn tập, hội thi, hội thao và xử lý những tình huống về phòng thủ dân sự xảy ra trên địa bàn;
- Chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương thuộc Quân khu tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, các cơ quan, đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
- Phê duyệt kế hoạch phòng thủ dân sự của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền;
- Phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn Quân khu lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Quân đội và lực lượng Dân quân tự vệ;
- Báo cáo Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định;
- Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự như sau:
Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
1. Hằng năm, Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của các bộ, ngành trung ương, địa phương và các cơ quan, đơn vị Quân đội, thông qua Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia; hướng dẫn Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở trung ương, cơ quan quân sự địa phương các cấp giúp người đứng đầu các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
2. Chế độ kiểm tra gồm: Kiểm tra thường xuyên (hằng tháng, quý, 6 tháng, năm); kiểm tra đột xuất.
3. Nội dung kiểm tra: Việc quán triệt, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; kết quả chỉ đạo, thực hiện các kế hoạch, chế độ báo cáo, thông báo tình hình, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm ngân sách hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, chế độ, chính sách về phòng thủ dân sự.
Theo đó, việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?