Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố?
- Xây dựng phương án phối hợp ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân với các tổ chức có liên quan trong vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp là trách nhiệm của ai?
- Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm như thế nào khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố?
- Công tác chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc gì?
Xây dựng phương án phối hợp ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân với các tổ chức có liên quan trong vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp là trách nhiệm của ai?
Sự cố bức xạ và hạt nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Và tại khoản 11 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN giải thích thì vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (Urgent protective action planning zone - UPZ) là toàn bộ khu vực xung quanh cơ sở cần có phương án để tiến hành hành động bảo vệ khẩn cấp nhằm ngăn ngừa chiếu xạ đối với công chúng bên ngoài cơ sở.
Tổ chức và quản lý trong chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Tổ chức và quản lý trong chuẩn bị ứng phó sự cố
1. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có trách nhiệm quy định việc chuyển đổi từ tình trạng hoạt động bình thường của cơ sở sang tình trạng khẩn cấp, bảo đảm không làm giảm tính năng an toàn, an ninh của cơ sở.
2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và cơ quan có thẩm quyền trong khu vực thuộc nhóm nguy cơ V có trách nhiệm xây dựng phương án phối hợp ứng phó sự cố với các tổ chức cá nhân có liên quan trong vùng UPZ và PAZ, khu vực EPD và ICPD. Kích thước vùng UPZ và PAZ, khu vực EPD và ICPD được quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Theo đó, cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và cơ quan có thẩm quyền trong khu vực thuộc nhóm nguy cơ V có trách nhiệm xây dựng phương án phối hợp ứng phó sự cố với các tổ chức cá nhân có liên quan trong vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (Urgent protective action planning zone - UPZ).
Kích thước vùng UPZ được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BKHCN.
Tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (Hình từ Internet)
Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm như thế nào khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố?
Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố
Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:
1. Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố trong và ngoài cơ sở.
2. Đánh giá thông tin cần thiết để ban hành các quyết định huy động nguồn lực trong suốt quá trình xảy ra sự cố.
Theo quy định trên, khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố trong và ngoài cơ sở.
- Đánh giá thông tin cần thiết để ban hành các quyết định huy động nguồn lực trong suốt quá trình xảy ra sự cố.
Công tác chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc gì?
Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố
1. Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố phải tuân theo các nguyên tắc sau:
a) Hành động bảo vệ phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động đó gây ra;
b) Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động bảo vệ phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa;
c) Kế hoạch ứng phó sự cố được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia;
d) Phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó rõ ràng; chỉ đạo trong ứng phó sự cố theo nguyên tắc tập trung thống nhất;
đ) Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó sự cố khác.
...
Theo quy định trên, kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Ngoài ra, hành động bảo vệ phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động đó gây ra. Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động bảo vệ phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa;
Đồng thời, phải phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân rõ ràng. Việc chỉ đạo trong ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo nguyên tắc tập trung thống nhất;
Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó sự cố khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?