Ban Chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia làm việc theo nguyên tắc nào? Trưởng Ban Ban Chuyên gia Chương trình có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Ban Chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế làm việc của Hội đồng các Ban chuyên gia - Chương trình Thương hiệu Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1253 /QĐ-BTM năm 2007, có quy định về nguyên tắc làm việc của Ban Chuyên gia như sau:
Nguyên tắc làm việc của Ban Chuyên gia
1. Trách nhiệm cá nhân: Ban Chuyên gia làm việc theo nguyên tắc cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá. Ban Chuyên gia chịu trách nhiệm về kết quả tổng hợp và báo cáo kết quả tổng hợp;
2. Thái độ tích cực: các Thành viên Ban Chuyên gia tham gia vào Ban với thái độ tích cực trong giải quyết, xử lý công việc và phối hợp xử lý công việc;
3. Tôn trọng lẫn nhau: các Thành viên tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng quyền điều hành của Trưởng Ban chuyên gia;
4. Đối thoại thẳng thắn: Các vấn đề được thảo luận hay xin ý kiến phải có nội dung cụ thể và rõ ràng, mỗi chuyên gia phải cho ý kiến theo hướng đưa ra các phương án xử lý vấn đề cần giải quyết;
5. Đánh giá khoa học: mỗi tiêu chí đánh giá và cho điểm phải được căn cứ trên các luận cứ chân thực và cụ thể có thể dễ dàng kiểm chứng bởi một bên thứ 3 ngoài các thành viên Ban Chuyên gia;
6. Biểu quyết theo đa số: Trong trường hợp Ban Chuyên gia cần biểu quyết đối với các nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban Chuyên gia thì Ban Chuyên gia tiến hành biểu quyết. Ý kiến được thông qua khi có trên ½ số lượng thành viên Ban chuyên gia tán thành.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia làm việc theo nguyên tắc cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá. Ban Chuyên gia chịu trách nhiệm về kết quả tổng hợp và báo cáo kết quả tổng hợp
Chương trình Thương hiệu Quốc gia (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Ban Chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế làm việc của Hội đồng các Ban chuyên gia - Chương trình Thương hiệu Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1253 /QĐ-BTM năm 2007, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng Ban Ban Chuyên gia như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng Ban Ban Chuyên gia
1. Trưởng Ban chuyên gia chịu trách nhiệm điều hành các cuộc họp Ban Chuyên gia, trong trường hợp Trưởng ban chuyên gia đi vắng thì ủy quyền cho Phó Trưởng Ban chuyên gia thay mặt điều hành cuộc họp;
2. Điều phối công việc đánh giá của Ban Chuyên gia;
3. Trực tiếp thực hiện việc đánh giá thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình THQG;
4. Tổng hợp kết quả đánh giá, xác nhận và chuyển hồ sơ đánh giá cho Ban Thư ký tập hợp để trình Hội đồng THQG;
5. Đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung Hệ thống tiêu chí lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình THQG, Quy chế dành cho doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình THQG và Quy chế làm việc của Hội đồng các Ban chuyên gia - Chương trình THQG;
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Ban Ban Chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Trưởng Ban chuyên gia chịu trách nhiệm điều hành các cuộc họp Ban Chuyên gia, trong trường hợp Trưởng ban chuyên gia đi vắng thì ủy quyền cho Phó Trưởng Ban chuyên gia thay mặt điều hành cuộc họp;
- Điều phối công việc đánh giá của Ban Chuyên gia;
- Trực tiếp thực hiện việc đánh giá thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình THQG;
- Tổng hợp kết quả đánh giá, xác nhận và chuyển hồ sơ đánh giá cho Ban Thư ký tập hợp để trình Hội đồng THQG;
- Đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung Hệ thống tiêu chí lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình THQG, Quy chế dành cho doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình THQG và Quy chế làm việc của Hội đồng các Ban chuyên gia - Chương trình THQG;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia
Thành viên Ban Chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế làm việc của Hội đồng các Ban chuyên gia - Chương trình Thương hiệu Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1253 /QĐ-BTM năm 2007, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thành viên Ban Chuyên gia như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thành viên Ban Chuyên gia
1. Đánh giá và cho điểm hồ sơ và nội dung hồ sơ các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia chương trình thương hiệu quốc gia;
2. Thẩm định thực tế và xác minh tính chính xác, chân thực của hồ sơ đăng ký tham gia;
3. Mỗi thành viên Ban Chuyên gia có thể tham gia vào nhiều Ban Chuyên gia nhưng phải đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc của Ban Chuyên gia do Trưởng Ban phân công;
4. Đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung Hệ thống tiêu chí lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình THQG, Quy chế dành cho doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình THQG và Quy chế làm việc của Hội đồng các Ban chuyên gia - Chương trình THQG;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia.
Như vậy, theo quy định trên thì Thành viên Ban Chuyên giaChương trình Thương hiệu Quốc gia quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
- Đánh giá và cho điểm hồ sơ và nội dung hồ sơ các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia chương trình thương hiệu quốc gia;
- Thẩm định thực tế và xác minh tính chính xác, chân thực của hồ sơ đăng ký tham gia;
- Mỗi thành viên Ban Chuyên gia có thể tham gia vào nhiều Ban Chuyên gia nhưng phải đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc của Ban Chuyên gia do Trưởng Ban phân công;
- Đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung Hệ thống tiêu chí lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình THQG, Quy chế dành cho doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình THQG và Quy chế làm việc của Hội đồng các Ban chuyên gia - Chương trình THQG;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?