Ban Công tác đại biểu là cơ quan thực hiện chức năng gì? Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức?
Ban Công tác đại biểu là cơ quan thực hiện chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 năm 2022 về vị trí và chức năng của Ban Công tác đại biểu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Vị trí, chức năng của Ban Công tác đại biểu
Ban Công tác đại biểu là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu, công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện các chức năng khác theo phân công của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ban Công tác đại biểu là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập.
Ban Công tác đại biểu có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu, công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện các chức năng khác theo phân công của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ban Công tác đại biểu là cơ quan thực hiện chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 năm 2022 về tổ chức của Ban Công tác đại biểu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Tổ chức của Ban Công tác đại biểu
1. Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu gồm Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Trưởng Ban Công tác đại biểu là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Ban Công tác đại biểu. Trưởng Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức quản lý và chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban Công tác đại biểu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này;
b) Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; giữ mối quan hệ với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu;
c) Phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu;
d) Trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về việc tuyển dụng, điều động, biệt phái, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của đơn vị trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu trước khi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ra quyết định;
đ) Tổ chức thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Ban Công tác đại biểu;
e) Quyết định việc sử dụng kinh phí đã được phân bổ cho Ban Công tác đại biểu;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội phân công.
3. Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu giúp Trưởng Ban Công tác đại biểu thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Công tác đại biểu. Khi Trưởng Ban Công tác đại biểu vắng mặt thì một Phó Trưởng Ban được Trưởng Ban ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Công tác đại biểu.
Như vậy, lãnh đạo Ban Công tác đại biểu gồm Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Công tác đại biểu trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 năm 2022 về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Công tác đại biểu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:
Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì Ban Công tác đại biểu có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chủ trì tham mưu giúp Đảng đoàn Quốc hội xây dựng Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
- Chủ trì tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
+ Trình Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội; quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia;
+ Chuẩn bị và giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương; dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; quy định bộ máy giúp việc Hội đồng bầu cử quốc gia; quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tiếp nhận từ Hội đồng bầu cử quốc gia biên bản tổng kết, hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
+ Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về bầu cử theo thẩm quyền;
+ Tiếp nhận từ Hội đồng bầu cử quốc gia hồ sơ về khiếu nại, tố cáo liên quan đến những người trúng cử đại biểu Quốc hội chưa được giải quyết để giải quyết hoặc xử lý theo quy định;
+ Tổ chức giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác về bầu cử thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?