Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Ban Đại diện Hội Người cao tuổi sinh hoạt theo chế độ nào?
Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế về tổ chức và hoạt động Ban Đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 150/2003/QĐ-UB, có quy định như sau:
Ban Đại diện có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
8.1. Ban Đại diện có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và giúp Ủy ban MTTQ Thành phố về công tác vận động Người cao tuổi và hoạt động của Hội Người cao tuổi.
8.2. Tiếp thu pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố vận dụng đề ra chương trình hoạt động của các cấp Hội ở địa phương.
8.3. Có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban Đại diện Hội Người cao tuổi các quận, huyện. Hội Người cao tuổi cơ sở hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và phát huy vai trò Người cao tuổi, các cuộc vận động chính trị - xã họi, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
8.4. Chỉ đạo phong trào thi đua, xét và đề nghị chính quyền. Mặt trận Tổ quốc, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
8.5. Theo dõi tổng hợp tình hình, định kỳ tiến hành sơ, tổng kết công tác hoạt động của Hội, báo cáo Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Thành phố.
8.6. Thực hiện chức năng quản lý các tổ chức Hội cấp dưới thuộc to Hà Nội theo quy định của Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Như vậy, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội có nhiệm vụ sau:
- Ban Đại diện có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và giúp Ủy ban MTTQ Thành phố về công tác vận động Người cao tuổi và hoạt động của Hội Người cao tuổi;
- Tiếp thu pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố vận dụng đề ra chương trình hoạt động của các cấp Hội ở địa phương;
- Có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban Đại diện Hội Người cao tuổi các quận, huyện. Hội Người cao tuổi cơ sở hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và phát huy vai trò Người cao tuổi, các cuộc vận động chính trị - xã họi, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng;
- Chỉ đạo phong trào thi đua, xét và đề nghị chính quyền. Mặt trận Tổ quốc, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc;
- Theo dõi tổng hợp tình hình, định kỳ tiến hành sơ, tổng kết công tác hoạt động của Hội, báo cáo Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Thành phố;
- Thực hiện chức năng quản lý các tổ chức Hội cấp dưới thuộc to Hà Nội theo quy định của Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội có nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 150/2003/QĐ-UB, có quy định như sau:
Ban Đại diện có các quyền hạn sau:
9.1. Đề xuất, kiến nghị với Thành ủy, UBND, các ngành, các tổ chức có liên quan về những vấn đề chính sách đối với Người cao tuổi và Hội Người cao tuổi.
9.2. Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Người cao tuổi và hội viên.
Theo quy định trên thì Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội có quyền sau:
- Đề xuất, kiến nghị với Thành ủy, UBND, các ngành, các tổ chức có liên quan về những vấn đề chính sách đối với Người cao tuổi và Hội Người cao tuổi;
- Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Người cao tuổi và hội viên.
Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội sinh hoạt theo chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 150/2003/QĐ-UB, có quy định như sau:
Chế độ sinh hoạt của Ban Đại diện:
12.1. Thường trực Ban Đại diện (Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thường trực chuyên trách) mỗi tháng hội ý một lần vào đầu tháng.
12.2. Ban Đại diện họp mỗi quý một lần với Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi các quận, huyện để sơ kết công tác quý và bàn chương trình công tác quý sau.
12.3. Sáu tháng, một năm Ban Đại diện họp với Ban Đại diện Hội người cao tuổi các quận, huyện (có thể mở rộng một số cơ sở hội) để sơ kết, tổng kết công tác thi đua khen thưởng.
12.4. Khi có công việc đột xuất hoặc có chuyên đề càn bàn, Thường trực Ban Đại diện có thể tổ chức cuộc họp thành phần có liên quan.
Theo quy định trên thì Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội sinh hoạt động theo chế độ như sau:
- Thường trực Ban Đại diện (Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thường trực chuyên trách) mỗi tháng hội ý một lần vào đầu tháng;
- Ban Đại diện họp mỗi quý một lần với Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi các quận, huyện để sơ kết công tác quý và bàn chương trình công tác quý sau;
- Sáu tháng, một năm Ban Đại diện họp với Ban Đại diện Hội người cao tuổi các quận, huyện (có thể mở rộng một số cơ sở hội) để sơ kết, tổng kết công tác thi đua khen thưởng;
- Khi có công việc đột xuất hoặc có chuyên đề càn bàn, Thường trực Ban Đại diện có thể tổ chức cuộc họp thành phần có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?