Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm xem xét, trả lời những vấn đề của học sinh trong thời hạn bao lâu?
- Nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện để học sinh bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề học sinh quan tâm thông qua các hình thức nào?
- Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm xem xét, trả lời những vấn đề của học sinh trong thời hạn bao lâu?
- Việc bảo đảm về giáo dục cho trẻ em được quy định như thế nào?
Nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện để học sinh bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề học sinh quan tâm thông qua các hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về Trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục khác như sau:
Trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục khác
1. Nhà trường tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động xã hội phù hợp; bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề học sinh quan tâm thông qua các hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.
Theo đó, nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện để học sinh bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề học sinh quan tâm thông qua các hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Trẻ em 2016, cụ thể:
- Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện;
- Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em;
- Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em;
- Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức thông tin khác.
Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm xem xét, trả lời những vấn đề của học sinh trong thời hạn bao lâu?
Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm xem xét, trả lời những vấn đề của học sinh trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 53 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục khác như sau:
Trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục khác
...
2. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và xem xét, trả lời những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu trong thời hạn 07 ngày làm việc. Nội dung trả lời nêu rõ việc thực hiện hoặc không thực hiện, thời gian thực hiện, lý do không thực hiện ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh.
3. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm gửi ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, thẩm quyền xem xét, giải quyết nếu ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng không thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu và theo dõi việc trả lời để phản hồi cho học sinh.
4. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội hoặc bí thư chi đoàn phản ánh hoặc tổng hợp ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh chuyển đến Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên trong trường hợp học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên; thông tin việc tiếp thu, xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng cho học sinh.
Như vậy, Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và xem xét, trả lời những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu trong thời hạn 07 ngày làm việc.
Lưu ý: Nội dung trả lời nêu rõ việc thực hiện hoặc không thực hiện, thời gian thực hiện, lý do không thực hiện ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh.
Việc bảo đảm về giáo dục cho trẻ em được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 44 Luật Trẻ em 2016 thì việc bảo đảm về giáo dục cho trẻ em được quy định như sau:
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
- Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em.
- Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?