Ban Giám khảo cuộc thi văn nghệ quần chúng là ai? Quy chế của hội thi văn nghệ quần chúng gồm những nội dung chủ yếu nào?
Ban tổ chức thi văn nghệ quần chúng có nhiệm vụ như thế nào?
Ban tổ chức thi văn nghệ quần chúng toàn quốc có nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL như sau:
Ban Tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng
1. Cơ quan, đơn vị tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng phải thành lập Ban Tổ chức.
2. Trưởng Ban Tổ chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị ủy quyền, số lượng thành viên Ban Tổ chức phải bảo đảm quy định sau đây:
a) Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng toàn quốc: số lượng thành viên Ban Tổ chức không quá 10 người;
b) Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng khu vực: số lượng thành viên Ban Tổ chức không quá 8 người;
c) Đối với thi, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: số lượng thành viên Ban Tổ chức không quá 6 người.
3. Ban Tổ chức có nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành quy chế tổ chức thi, liên hoan;
b) Đề xuất các giải thưởng của cuộc thi; mức tiền thưởng; hiện vật khen thưởng, vận động tài trợ;
c) Xây dựng quy chế chấm giải, trong đó nêu rõ tiêu chí chất lượng chuyên môn; thang, bảng điểm; cơ cấu giải; tên các giải; tiêu chí của từng giải;
d) Quyết định thành lập Ban Giám khảo, thư ký cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng;
đ) Báo cáo tổng kết bằng văn bản đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban tổ chức thi văn nghệ quần chúng có nhiệm vụ như sau:
- Ban hành quy chế tổ chức thi, liên hoan;
- Đề xuất các giải thưởng của cuộc thi; mức tiền thưởng; hiện vật khen thưởng, vận động tài trợ;
- Xây dựng quy chế chấm giải, trong đó nêu rõ tiêu chí chất lượng chuyên môn; thang, bảng điểm; cơ cấu giải; tên các giải; tiêu chí của từng giải;
- Quyết định thành lập Ban Giám khảo, thư ký cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng;
- Báo cáo tổng kết bằng văn bản đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Ban Giám khảo cuộc thi văn nghệ quần chúng là ai? (Hình từ Internet)
Ban Giám khảo cuộc thi văn nghệ quần chúng phải có năng lực như thế nào?
Ban Giám khảo cuộc thi văn nghệ quần chúng phải có năng lực được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL như sau:
Ban Giám khảo và thư ký cuộc thi, liên hoan văn nghệ quần chúng
1. Ban Giám khảo phải có năng lực phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật của cuộc thi, liên hoan; phải là hội viên hội văn học nghệ thuật đối với cuộc thi, liên hoan từ cấp huyện trở lên.
2. Số lượng Ban Giám khảo gồm có: 01 Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và ít nhất là 03 ủy viên, nhiều nhất là 05 ủy viên. Thư ký cuộc thi, liên hoan ít nhất là 02 người, nhiều nhất là 04 người.
3. Ban Giám khảo có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định, xếp loại chất lượng nghệ thuật từng tiết mục, chương trình.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Giám khảo cuộc thi văn nghệ quần chúng phải có năng lực phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật của cuộc thi, phải là hội viên hội văn học nghệ thuật đối với cuộc thi từ cấp huyện trở lên.
Quy chế của hội thi văn nghệ quần chúng gồm những nội dung chủ yếu nào?
Quy chế của hội thi văn nghệ quần chúng gồm những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL như sau:
Nội dung quy chế tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng
Quy chế của liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng bao gồm nội dung chủ yếu sau:
1. Mục đích, yêu cầu.
2. Thời gian, địa điểm tổ chức.
3. Đối tượng, thành phần tham gia.
4. Nội dung, hình thức, thể loại.
5. Số lượng diễn viên, chương trình, tiết mục tham gia.
6. Thời lượng mỗi chương trình tham gia.
7. Thành phần Ban Giám khảo.
8. Tiêu chí, cách thức chấm điểm, cơ cấu giải thưởng, tiền thưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì quy chế của hội thi văn nghệ quần chúng gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Mục đích, yêu cầu.
- Thời gian, địa điểm tổ chức.
- Đối tượng, thành phần tham gia.
- Nội dung, hình thức, thể loại.
- Số lượng diễn viên, chương trình, tiết mục tham gia.
- Thời lượng mỗi chương trình tham gia.
- Thành phần Ban Giám khảo.
- Tiêu chí, cách thức chấm điểm, cơ cấu giải thưởng, tiền thưởng.
Kinh phí tổ chức thi văn nghệ quần chúng được lấy từ đâu?
Kinh phí tổ chức thi văn nghệ quần chúng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2016/TT-BVHTTDL như sau:
Kinh phí tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng
1. Kinh phí tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng bao gồm:
a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí từ vận động, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí tổ chức thi, liên hoan văn nghệ quần chúng được quản lý, sử dụng theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Cơ quan, đơn vị tổ chức thi, liên hoan có trách nhiệm dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí tổ chức thi văn nghệ quần chúng được lấy từ ngân sách nhà nước và từ vận động, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?