Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có bao gồm Ban Chấm thi không? Ban Chấm thi thực hiện những công việc gì?
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là gì?
Khoản 1 Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTP đề cập đến khái niệm về hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm từ 05 đến 07 thành viên do Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam quyết định thành lập. Hội đồng kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận tập thể và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là gì?
Khoản 3 Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTP nêu khái niệm giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban Đề thi, Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi viết, Ban Chấm thi thực hành và Ban Phúc tra và những ban này được gọi chung là Ban giúp việc. Ban giúp việc này cho do Hội đồng kiểm tra thành lập.
Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 10/2021/TT-BTP đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư như sau:
- Ban Đề thi có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức soạn thảo, thẩm định, chỉnh lý đề kiểm tra;
+ Hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của đề chính thức và đề dự bị;
+ In sao đề kiểm tra đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Hội đồng kiểm tra;
+ Đóng gói, niêm phong, bảo quản đề kiểm tra, bàn giao đề kiểm tra gốc và đề kiểm tra cho Hội đồng kiểm tra;
+ Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn cho đề kiểm tra, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm từ lúc bắt đầu soạn thảo đề kiểm tra cho đến hết thời gian kiểm tra của môn cuối cùng của kỳ kiểm tra.
Lưu ý: Thành viên của Ban Đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với Trưởng Ban Đề thi; mỗi thành viên của Ban Đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung của đề thi và bảo đảm bí mật, an toàn đề thi theo đúng chức trách của mình và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Ban Phách có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Nhận bài kiểm tra được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong từ Ban Thư ký;
+ Làm phách, bảo mật số phách bài kiểm tra;
+ Niêm phong và bảo quản đầu phách theo chế độ mật trong suốt thời gian chấm kiểm tra cho đến khi hoàn thành chấm kiểm tra;
+ Bàn giao bài kiểm tra đã làm phách được đóng trong túi còn nguyên niêm phong của Ban Phách cho Ban Thư ký;
+ Bàn giao đầu phách được đóng trong túi còn nguyên niêm phong của Ban Phách cho Hội đồng kiểm tra sau khi việc chấm kiểm tra đã hoàn thành;
+ Thực hiện việc ghép phách, lên điểm kiểm tra.
Lưu ý: Ban Phách làm việc độc lập với các Ban giúp việc khác của Hội đồng kiểm tra theo sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra; chỉ được thực hiện nhiệm vụ khi có mặt của Đoàn Kiểm tra, Ban Giám sát và Trưởng Ban Phách; những người trong Ban Phách không được là thành viên của Ban Chấm thi viết và Ban Phúc tra.
- Ban Chấm thi viết có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Lập kế hoạch chấm kiểm tra, tổ chức giao nhận bài kiểm tra và phân công giám khảo chấm thi viết;
+ Trước khi chấm, tổ chức cho giám khảo chấm thi viết thảo luận, nắm vững hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm;
+ Đề nghị Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm kiểm tra đối với giám khảo chấm thi viết thiếu trách nhiệm, chấm thi sai sót nhiều hoặc vi phạm quy chế kiểm tra;
+ Có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thường xảy ra; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm thi viết và kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
+ Quản lý bài kiểm tra viết, phiếu điểm, biên bản được lập trong quá trình chấm thi viết; bảo mật thông tin liên quan đến kết quả chấm;
+ Sau khi chấm xong, tổ chức họp giám khảo chấm thi viết để tổng kết, rút kinh nghiệm, bàn giao bài kiểm tra viết cho Ban Thư ký và bàn giao kết quả kiểm tra cho Hội đồng kiểm tra.
- Ban Chấm thi thực hành có nhiệm vụ sau đây:
+ Lập kế hoạch chấm kiểm tra, tổ chức giao nhận bài kiểm tra và phân công giám khảo chấm thi viết;
+ Đề nghị Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm kiểm tra đối với giám khảo chấm thi viết thiếu trách nhiệm, chấm thi sai sót nhiều hoặc vi phạm quy chế kiểm tra;
+ Có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thường xảy ra; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm thi viết và kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
+ Quản lý bài kiểm tra viết, phiếu điểm, biên bản được lập trong quá trình chấm thi viết; bảo mật thông tin liên quan đến kết quả chấm;
+ Sau khi chấm xong, tổ chức họp giám khảo chấm thi viết để tổng kết, rút kinh nghiệm, bàn giao bài kiểm tra viết cho Ban Thư ký và bàn giao kết quả kiểm tra cho Hội đồng kiểm tra.
- Ban Phúc tra có nhiệm vụ kiểm tra các sai sót trong việc cộng điểm, ghi điểm bài kiểm tra; kiểm tra, rà soát các lỗi kỹ thuật; chấm lại các bài kiểm tra theo đề nghị của thí sinh; trình Chủ tịch Hội đồng kiểm tra ký phê duyệt điểm bài kiểm tra sau khi đã chấm phúc tra.
Như vậy, bài viết trên đây đã đề cập đến nhiệm vụ cũng như quyền hạn của các ban trong Ban Giúp việc của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Anh/chị có thể tham khảo để hiểu thêm các công việc này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?