Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
- Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
- Công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường phấn đấu thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với nhân dân thế nào?
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường?
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Tại khoản I Điều 1 Quyết định 117/QĐ-BCSĐTNMT năm 2014 quy định việc ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường nhằm mục đích:
- Nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) theo hướng chuyên nghiệp, văn minh và hiện đại.
- Làm cơ sở để nhân dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường.
- Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường với nhau và với nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, góp phần thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường (Hình từ Internet)
Công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường phấn đấu thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với nhân dân thế nào?
Căn cứ theo khoản III Điều 1 Quyết định 117/QĐ-BCSĐTNMT năm 2014 có quy định:
Nội dung
Công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phấn đấu thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sau đây:
1. Với Tổ quốc: trung thành, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
a) Tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng cách mạng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết chống lại những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, độc lập của Tổ quốc; tích cực và sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
b) Tận tâm, tận lực đóng góp công sức, trí tuệ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, xây dựng ngành tài nguyên và môi trường chính quy, hiện đại, hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển bền vững đất nước.
2. Với nhân dân: gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
a) Nắm vững quan điểm vì dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
b) Gần gũi với nhân dân, khi giao tiếp với công dân phải có thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, tôn trọng, lắng nghe, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ; công tâm, khách quan, tận tình hướng dẫn nhân dân thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định khi giải quyết công việc.
c) Tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân sống và làm việc theo đúng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Theo đó công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường phấn đấu thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với nhân dân như sau:
- Gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Nắm vững quan điểm vì dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Gần gũi với nhân dân, khi giao tiếp với công dân phải có thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, tôn trọng, lắng nghe, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ; công tâm, khách quan, tận tình hướng dẫn nhân dân thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định khi giải quyết công việc.
- Tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân sống và làm việc theo đúng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường?
Tại Điều 2 Quyết định 117/QĐ-BCSĐTNMT năm 2014 quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị như sau:
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
1. Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này đến toàn thể công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của cơ quan, đơn vị.
2. Niêm yết công khai Chuẩn mực đạo đức theo Quy định này tại trụ sở làm việc và trên trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của công chức, viên chức.
4. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của công chức, viên chức theo phân cấp quản lý.
5. Khen thưởng kịp thời tập thể và cá nhân thực hiện tốt Quy định này.
6. Báo cáo kết quả thực hiện Quy định này với Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Tổ chức cán bộ) vào tháng Một (01) hàng năm.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?