Bán khống là gì? Chứng khoán được phép giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm gồm những loại nào?
Bán khống là gì?
Bán khống (short selling) được hiểu là hoạt động bán tài sản mà người bán khống không sở hữu vào thời điểm thực hiện giao dịch.
Đối với thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ được bán khi đã nắm giữ cổ phiếu trong tay. Tuy nhiên, đối với thị trường phái sinh, nhà đầu tư mượn chứng khoán từ tài khoản của nhà môi giới và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán sẽ giảm trong tương lai, sau đó mua lại với giá thấp hơn trong tương lai nhằm thu lợi.
Hiện tại, tại Việt Nam, hình thức bán khống chứng khoán được quy định và thực hiện theo Thông tư 120/2020/TT-BTC.
Căn cứ theo khoản 11 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC đã đưa ra khái niệm "Giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm", và đặt ra mốc đầu tiên cho hoạt động bán khống được công nhận và chính thức tại Việt Nam, cụ thể như sau:
11. Giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm (sau đây gọi là giao dịch bán khống có bảo đảm) là giao dịch bán chứng khoán đã được vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.
Bán khống là gì? Chứng khoán được phép giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Chứng khoán được phép giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm gồm những loại nào?
Các loại chứng khoán được phép giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm được căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 120/2020/TT-BTC như sau:
Giao dịch bán khống có bảo đảm
...
3. Các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch; về quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; về tính thanh khoản và biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán công bố danh sách chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo đảm hoặc chứng khoán không được giao dịch bán khống có bảo đảm trên cơ sở tiêu chí do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.
4. Hoạt động bán khống có bảo đảm không được thực hiện trong khoảng thời gian năm (05) ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo đảm.
5. Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai hoạt động bán khống có bảo đảm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy chế hướng dẫn giao dịch bán khống có bảo đảm.
6. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu các công ty chứng khoán tạm ngừng thực hiện hoạt động giao dịch bán khống có bảo đảm.
Như vậy, các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch;
+ Về quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành;
+ Về tính thanh khoản và biến động giá (nếu có);
+ Minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Sở giao dịch chứng khoán công bố danh sách chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo đảm hoặc chứng khoán không được giao dịch bán khống có bảo đảm trên cơ sở tiêu chí do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.
Nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản giao dịch ở đâu để thực hiện giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm?
Việc mở tài khoản giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm được căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 120/2020/TT-BTC như sau:
Giao dịch bán khống có bảo đảm
...
2. Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm tại công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch để thực hiện giao dịch bán khống có bảo đảm. Tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm là tài khoản riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản bán không có bảo đảm với tài khoản giao dịch ký quỹ, tài khoản giao dịch trong ngày và tài khoản chứng khoán thông thường của từng nhà đầu tư.
...
Theo đó, nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm tại công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch để thực hiện giao dịch bán khống có bảo đảm.
+ Tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm là tài khoản riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư.
+ Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản bán không có bảo đảm với tài khoản giao dịch ký quỹ, tài khoản giao dịch trong ngày và tài khoản chứng khoán thông thường của từng nhà đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?