Bán phá giá được hiểu như thế nào trên thế giới? Biện pháp chống bán phá giá cần có điều kiện gì không?

Em là sinh viên Luật, đang học Đại học năm 2. Em có một số thắc mắc muốn hỏi về việc bán phá giá có phải là hành vi cùng 1 loại hàng mà mình bán thấp hơn giá người khác không? Biện pháp chống bán phá giá được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

Bán phá giá được hiểu như thế nào trên thế giới?

Căn cứ tại Điều 2 Hiệp định thực thi điều vi của hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT (1994) Xác định việc bán phá giá như sau:

2.1 Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
2.2.1 Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại thông thường về giá và có thể không được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài với một khối lượng đáng kể và được bán với mức giá không đủ bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu như mức giá bán thấp hơn chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại cao hơn mức chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều tra thì mức giá đó được coi là đủ để bù đắp cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.

Như vậy, có thể thấy trọng hiệp định này các nước thành viên thỏa thuận về việc chống bán phá giá gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước cũng như hòa bình thế giới giữa các nước với nhau. Để ngăn chặn việc bán phá giá, ngoài việc ký hiệp định với các nước khác thì nhà nước Việt Nam đưa ra một số quy định nhằm ngăn chặn sự bán phá giá này tại Luật Quản lý ngoại thương.

bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá cần có điều kiện gì không?

Biện pháp chống bán phá giá cần có điều kiện gì không?

Căn cứ tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:

1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Như vậy, pháp luật quy định về định mức phần trăm xuất nhập khẩu được xem là bán phá giá, nếu vượt quá phần trăm đó sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo luật định.

Biện pháp chống bán phá giá được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về một số biện pháp chống bán phá giá như sau:

''1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán."

Theo khoản 2 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 17. Điều kiện thương mại thông thường
Hàng hóa tương tự được coi là bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường trừ các trường hợp sau đây:
1. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba có giá bán thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian ít nhất là 06 tháng và khối lượng, số lượng này ít hơn 20% tổng khối lượng, số lượng bán hàng trong nước hoặc xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba;
2. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện giữa các bên có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này và giá bán giữa các bên này không phản ánh giá thị trường;
3. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc các giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận bù trừ".

Các biện pháp chống bán phá giá quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 bao gồm:

3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

Như vậy, để ngăn chặn việc bán phá giá pháp luật căn cứ theo điều kiện thương mại thông thường để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, một trong những biện pháp dó là áp dụng thuế chống bán phá giá.


Bán phá giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời kỳ điều tra để xác định việc bán phá giá tối đa là bao lâu? Ai có quyền ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Pháp luật
Cơ quan điều tra có được quyền đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp hay không?
Pháp luật
Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp có thể được gửi tới Cơ quan điều tra bằng hình thức dữ liệu điện tử hay không?
Pháp luật
Bên đề nghị cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết trong giai đoạn nào?
Pháp luật
Có mấy cách xác định biên độ bán phá giá? Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra cần xem xét những điều chỉnh nào?
Pháp luật
Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Bán phá giá được hiểu như thế nào trên thế giới? Biện pháp chống bán phá giá cần có điều kiện gì không?
Pháp luật
Chống bán phá giá là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Trường hợp bán phá giá có bị phạt không?
Pháp luật
Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Để tránh việc bán phá giá thì việc xác định giá xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bán phá giá
Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
4,312 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán phá giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bán phá giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào