Bắn pháo hoa dịp lễ 30/4-1/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh lúc mấy giờ? Có thể xem bắn pháo hoa ở những địa điểm nào?
Pháo được bắn trong dịp lễ 30/4 là loại pháo nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo sẽ bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
Pháo được bắn trong dịp lễ 30/4 và các dịp lễ lớn khác là loại pháo nổ. Đây là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian, trong đó, pháo hoa nổ là một loại pháo nổ bao gồm pháo hoa nổ tầm thấp và pháo hoa nổ tầm cao. Pháo nổ sẽ gồm:
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m.
- Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
=> Xem thêm: 5 Điểm bắn pháo hoa trong dịp lễ 30/4-1/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 lúc mấy giờ? Có thể xem bắn pháo hoa ở những địa điểm nào? (Hình từ Internet)
Bắn pháo hoa dịp lễ 30/4-1/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh lúc mấy giờ? Có thể xem bắn pháo hoa ở những địa điểm nào?
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
...
Theo quy định thì trong dịp lễ 30/4, Nhà nước sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào lúc 21 giờ đến 21h15. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp.
Theo thông tin từ Chủ tịch UBND TP.HCM thì người dân có thể xem bắn pháo hoa trong dịp lễ 30/4 tạ các địa điểm sau:
(1) Dọc tuyến sông Sài Gòn, ở khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn, TP. Thủ Đức.
(2) Khu biệt thự Thảo Điền (phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức);
(3) Khu đô thị Vạn Phúc (phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức);
(4) Lô N4-D6 Khu Công nghiệp Tây Bắc (xã Tân An Hội, huyện Củ Chi);
(5) Công viên văn hóa Đầm Sen (phường 3, quận 11).
Lễ 30/4 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, vào dịp lễ 30/4 hằng năm (Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước) thì người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương 01 ngày.
Tiếp đó, người lao động sẽ được nghỉ tiếp 01 ngày hưởng nguyên lương nữa vào ngày lễ 1/5 (Ngày Quốc tế lao động).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?